Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

6 cách giữ cho đôi mắt luôn khỏe

 "Gánh nặng" kiến thức khiến cho các học sinh phải học liên tục trong nhiều giờ, làm đôi mắt mệt mỏi. Theo các chuyên gia y tế, có 5 biện pháp để giữ được đôi mắt khỏe mùa thi như sau:

1. Ngồi học đúng tư thế
Theo TS.BS Trịnh Thị Bích Ngọc - PGĐ BV Mắt Hà Nội, cường độ học tập quá tải sẽ làm mắt phải điều tiết nhiều hơn, dễ gây mỏi mắt, các tật khúc xạ. Đặc biệt, khi học mệt quá, các em thường nằm bò ra bàn đọc tài liệu, thậm chí nằm để đọc, vừa hại mắt, vừa gây tật cong vẹo cột sống.

Các tật này có thể tránh được nếu học sinh ngồi đúng chuẩn như: Thẳng lưng, hai chân khép, hai bàn chân để ngay ngắn sát nền nhà, đầu hơi cúi 10-15 độ. Khoảng cách từ mắt đến sách vở trên bàn học 35cm với học sinh THPT và người lớn. Không cúi gằm mặt, nghiêng đầu, áp má lên bàn học khi đọc hoặc viết. Bàn học ở nhà cũng phải bố trí đủ ánh sáng tự nhiên và nhân tạo. Tốt nhất nên bố trí bàn học gần cửa sổ, nếu không thì phải có đèn học. Để đèn học bên tay trái, không để bóng chiếu thẳng vào mặt làm chói mắt.

2. Chọn đèn bàn học phù hợp
Đèn bàn học phù hợp là đèn phải đạt được các thông số về chiều cao đèn bàn học, loại ánh sáng, loại đèn, công suất..
Về chiều cao đèn, đối với các bạn học sinh thì chiều cao phù hợp chỉ nên từ 40-50 cm
Lựa chọn ánh sáng thì tùy vào mục đích trong buổi học, ánh sáng trắng sẽ giúp cho trẻ được tâm trung hơn, tăng khả năng sáng tạo hơn. Ngược lại ánh sáng vàng mang đến cảm giác dịu nhẹ, ấm áp cho trẻ.
 Về loại đèn thì chúng ta nên chọn đèn LED cho các em học sinh vì đèn Led hội tụ đầy đủ những ưu điểm khi sử dụng như vừa bền, ánh sáng liên lục không gây hại cho mắt, không thải ra các chất có hại cho môi trường...
Về công suất với đèn LED thì chỉ cần từ 3-9W là đủ cho các bạn học sinh học tập. Công suất cao quá thì sẽ sáng quá khiến các bé bị mỏi mắt, nhức mắt khi sử dụng.
3. Tăng cường các hoạt động ngoài trời
Theo BS CKII Chu Thị Vân - PGĐ BV Mắt Hà Nội, vào mùa thi hiện tượng cận thị giả rất nhiều. Khi lịch học, ôn thi dày đặc, nhiều em có thói "ngủ ngày cày đêm", học liên tục trong nhiều giờ, làm mắt phải làm việc liên tục nên rất dễ bị mỏi mắt, nhức mắt, dẫn tới hiện tượng cận giả.
TS.BS Bích Ngọc cho rằng, gia đình có thể giúp trẻ tránh mắc các tật về mắt bằng cách giúp trẻ tăng cường các hoạt động thể lực ngoài trời, chơi thể thao, hạn chế chơi vi tính và đặc biệt không làm cho trẻ quá căng thẳng về học tập. Thực tế cho thấy, trẻ chơi thể thao hoặc tăng cường các hoạt động thể lực ngoài trời ít cận thị hơn.

4. Cho mắt nghỉ ngơi
Theo BS CKII Chu Thị Vân, PGĐ BV Mắt Hà Nội, vào mùa thi, nhiều em ngồi học 5 -7 tiếng liên tục. Điều này không tốt cho sức khỏe mà còn làm cho mắt vô cùng mệt mỏi, thậm chí còn mắc một số bệnh: Nhức mỏi mắt, đỏ mắt, viêm mắt... Các bậc phụ huynh giúp con giảm bớt gánh nặng tâm lý học bằng việc thiết lập chế độ học tập, nghỉ ngơi hợp lý. Nếu để trẻ học quá lâu, đôi mắt sẽ không chịu được gây hiện tượng mờ mắt khi đọc sách. Sau 40 - 45 phút khi đọc sách, xem tivi, làm việc trên máy vi tính... phải thư giãn từ 5 - 10 phút để mắt đỡ mỏi.

BS Vân cho rằng, nghỉ ngơi thư giãn mắt không có nghĩa là học xong bài là ra xem tivi, đọc truyện, sử dụng máy tính... Vì như vậy, đôi mắt vẫn phải hoạt động càng làm cho mắt mỏi hơn. Các bậc phục huynh cũng nên tập cho trẻ thói quen luyện tập đôi mắt bằng cách nhìn ra xa cách 5m. Hoặc chọn nơi thoáng mát, không khí trong lành, thả lỏng mắt tập trung nhìn thẳng vào một điểm cố định khoảng 2 - 3 phút.

5. Bổ sung dưỡng chất cho mắt
Các bậc phụ huynh nên bổ sung trong các bữa ăn nhiều rau xanh, hoa quả có màu vàng, đỏ, lá xanh đậm và sữa để bổ sung tốt các vitamin cần thiết cho mắt. Cần chọn và phối hợp các loại thực phẩm sao cho vừa đảm bảo cung cấp đủ calo cho cơ thể và giúp đôi mắt luôn khỏe, nhất là bổ sung vitamin A (có nhiều trong cà rốt, củ cải, lá rau xanh, xoài, đu đủ).

Ngoài ra, có thể bổ sung một số thuốc bổ mắt hỗ trợ chứa các vitamin và nhiều dưỡng chất khác như Topicom, vitamin AD, Gacroten... Các loại thuốc này giúp hạn chế tình trạng mỏi mắt, hoa mắt, nhìn mờ. Tuy nhiên, khi sử dụng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc.

6. Massage quanh mắt
Theo TS.BS Bích Ngọc, đối với trẻ đã mang kính, càng cần phải thư giãn mắt bằng cách bỏ mắt kính ra và massage quanh mắt.

Các em nên khám mắt định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa hoặc khi có những biểu hiện: Mỏi mắt, nhức đầu, nhìn xa (khoảng cách 5m) không rõ, nhìn chữ mờ, hay nheo mắt, che một mắt để nhìn, cúi đầu sát xuống cuốn sách hay bàn học khi đọc hoặc viết, chớp hay dụi mắt một cách không bình thường.

Lưu ý cho học sinh
- Không  nằm, quỳ khi đọc sách hoặc viết bài.
- Khi xem tivi phải ngồi cách xa màn hình tối thiểu 2,5m, ánh sáng phòng phù hợp. - Thời gian xem cần ngắt quãng, mỗi lần xem không quá 45-60 phút.
- Không nên dụi mắt nhiều, vì rất dễ bị nhiễm trùng nếu tay không sạch.
- Không nên ăn quá nhiều đường bởi khi cơ thể hấp thu quá nhiều sẽ khiến cho hàm lượng vitamin B1 giảm, lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới lượng vitamin cung cấp cho thần kinh thị giác. 
(TS.BS Trịnh Thị Bích Ngọc - PGĐ Bệnh viện Mắt Hà Nội)

Cách bài trí đèn bàn học đúng cách




Không nên đặt bàn học hướng ra cửa, như thế gọi là 'phạm môn xung sát'.

Trong một căn phòng nhỏ, bài trí phòng học cho con không phải là chuyện đơn giản, tuy nhiên theo phong thủy, phòng quá lớn để bài trí làm phòng học cũng không hẳn tốt. Theo nguyên lý tụ khí (tích tụ vận khí tốt) trong phong thủy học, một phòng học có diện tích vừa phải sẽ dễ tụ khí hơn, mang lại nhiều may mắn và thuận lợi trong con đường sự nghiệp cho người học.


Màu sắc trong phòng, nơi bày bàn học của bé:
Những sắc màu thuộc hành Hỏa nên tránh, bởi màu đỏ của hành hỏa sẽ làm ức chế, có thể khiến con bạn bị mất tập trung, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý khi sử dụng căn phòng.
Màu lục hoặc màu trắng, vàng nhạt sẽ tốt hơn bởi nó kích thích sự sáng tạo và ham học hỏi.

Cách đặt bàn học:
Theo phong thủy, bất kể đặt bàn học hay bàn làm việc, cũng đều phải có thể núi để tựa vào, như vậy trong học tập sẽ thuận lợi, học cao kết quả tốt, trong công việc sẽ thăng tiến nhanh.
- Không nên đặt bàn học (hoặc bàn làm việc) giữa phòng, bởi vị trí trung tâm không có một điểm tựa nào dẫn đến cô lập, không được nâng đỡ về tinh thần, thiếu tỉnh táo, bất an, dễ mắc sai lầm, học tập kém.
- Không được đặt bàn mà khi ngồi, con bạn có thể nhìn thấy cửa ra vào, bởi vì đây được phong thủy gọi là “phạm môn xung sát”, tư tưởng luôn bị phân tán, trì trệ, học tập kém, ngoài ra con bạn còn dễ mắc bệnh về đường hô hấp.
- Không được đặt bàn dựa vào cửa sổ, hoặc đặt bàn phía sau lưng là cửa ra vào như vậy học tập không đạt kết quả cao, thi cử kém may mắn.
- Không được để đặt bàn phía dưới xà ngang vì khi bị xà ngang đè đầu sẽ dẫn tới việc người ngồi dưới bị mệt mỏi, đau đầu, dễ làm bài sai.
- Không nên để ánh sáng chiếu thẳng xuống đỉnh đầu, vì ánh sáng kiểu này dễ ảnh hưởng tới thị giác của con bạn.
- Không nên để điều hòa ngay trên đầu, hơi lạnh sẽ khiến con bạn mất tập trung và dễ đau đầu.
- Không nên kê bàn học sát ngay bên cửa ra vào và trên đầu không nên có tủ treo.
- Không đặt bàn học vào vị trí giữa cửa sổ và cửa ra vào nếu căn phòng bạn định dùng có hai cửa này cạnh nhau.
- Không nên kê bàn trước một tấm gương lớn, con bạn ngồi quay lưng vào gương, gây cảm giác bất an.
- Giá sách kệ sách, không nên thiết kế hình nhọn, tam giác có ảnh hưởng xấu tới người bị góc nhọn chĩa vào.
- Không treo tranh ảnh có hình mũi tên hay vật thể nhọn dễ gây ức chế, và tâm lý không thoải mái.
- Nếu góc học tập chỉ có thể bố trí ở góc căn phòng thì khắc phục bằng cách treo một chiếc chuông gió để hấp thụ sinh khí trời đất, xua đi sự tích tụ của âm khí.

Ngoài ra để tăng thêm hiệu quả, đặt thêm những vật khí phong thủy lên bàn học hay trang trí trong phòng nơi con bạn học tập:
- Treo những bức tranh nghệ thuật ngộ nghĩnh để con bạn luôn cảm thấy vui vẻ. Những bức tranh màu sắc buồn, trừu tượng sẽ ảnh hưởng không tốt. Khung tranh nên mang yếu tố hành kim làm bằng kim loại, màu trắng bạc, hoặc xám.
- Bày sách và kệ sách để kích thích tinh thần học hỏi.
- Đặt bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu ở hướng Bắc, Đông Bắc hoặc phía Tây căn phòng, sẽ kích thích tư duy để con bạn nhìn cuộc sống rộng mở hơn.
- Nếu phòng nhỏ, bạn nên thiết kế bàn học đơn giản, kèm với giường tầng để con bạn có thể học, chơi, thoải mái cùng một không gian đó.
- Nếu bạn không dùng giường và bạn học kết hợp (một thiết kế tiện dụng tiết kiệm không gian) thì bạn nên dùng bàn học, giường có nhiều ngăn kéo để tránh bừa bộn.
- Đồ điện tử không nên bày nhiều bởi nó ảnh hưởng tới sự yên tĩnh, tập trung. Hơn nữa bức xạ từ đồ điện tử gây đau đầu, tổn hại đến tinh thần.
- Treo nhiều ảnh nhà khoa học để con bạn chịu ảnh hưởng về tư duy.
- Cố gắng bài trí sách vở gọn gàng nhất có thể, bởi vì nếu bừa bộn sẽ khiến nộ khí phát tiết, nóng giận sẽ ảnh hưởng tới tinh thần học tập.
- Trồng cây xanh trong phòng sẽ mang đến không khí trong lành, nhưng tránh trồng những loại cây như cây mây, cây song vì nó luôn có cảm giác ẩm ướt, không tốt cho con bạn học tập. Những loại cây có lá to, có gai hoặc cây trúc lại rất tốt để bài trí.

Trên bàn học nên để những vật cát tường tăng sinh khí, giúp con bạn mạnh khỏe, minh mẫn, học tập tốt hơn.
- Để cột thủy tinh, cầu thạch anh trên bàn học sẽ ngưng tụ năng lượng vào một điểm, làm tăng cường khả năng tư duy.
- Tháp Văn Xương (hoặc hình những chiếc tháp bằng gỗ, thủy tinh…) có lợi cho học hành, nâng cao trình độ.

Trong nhà bạn, tại cung học thức (thuộc khu vực Đông Bắc, hành Thổ) bạn nên trưng bày những đồ vật tương hợp với hành Thổ như đồ làm bằng sứ, đất sét hoặc thạch cao. Nên thắp đèn sáng với ánh sáng vàng bởi vì đèn tượng trưng cho trí tuệ.

Những lưu ý khi sử dụng đèn bàn học chống cận





Việc cận thị với các bé càng ngày càng tăng, mà nguyên nhân tác động lớn đến đôi mắt của bé là do ánh sáng từ đèn bàn học Nên việc chọn và sử dụng đèn bàn học giúp bảo vệ thị lực lực cho con mình luôn là nỗi băn khoăn của các bậc phụ huynh. Hôm nay, denchongcan sẽ chia sẻ đến bạn đọc những lưu ý khi sử dụng đèn chống cận.
Sử dụng đúng loại đèn bàn cho các bé
Đèn bàn học cho trẻ em phải có độ cao thường từ 40 đến 50 cm. Ngoài ra, đèn bàn có thể điều chỉnh cần đèn linh hoạt để phù hợp nhất với mắt trẻ, tránh mỏi mắt hay cận thị. Vì mắt trẻ em có khả năng tiếp nhận ánh sáng tốt hơn mắt người trưởng thành nên bạn không nên sử dụng bóng đèn phát sáng quá mạnh. Những bóng đèn LED có công suất 1U-5W-5000K, hiệu suất phát quang 50-60lm/W là những bóng đèn cho ánh sáng phù hợp với mắt trẻ nhất.
Ngoài ra, đèn bàn cho trẻ em nên được thiết kế chắc chắn, hạn chế bị xô đẩy hay xộc xệch khi sử dụng. Hiện nay, có nhiều loại bàn học có gắn sẵn đèn bàn, bạn có thể lựa chọn cho con mình. Phần chụp đèn cần thiết kế hợp lý để không hắt quá nhiều ánh sáng trực tiếp đến mắt trẻ đồng thời, vẫn cho khoảng sáng vừa đủ tạo không gian thoải mái khi học.

Không nên quá phụ thuộc vào các loại đèn bàn chống cận thị
Hiện nay, có nhiều sản phẩm đèn bàn được giới thiệu có khả năng chống cận thị. Nhiều bậc phụ huynh không ngại bỏ ra số tiền lớn để mua cho con mình mà không để ý quá nhiều đến thông số kỹ thuật của đèn. Thực tế, đèn bàn bảo vệ thị lực hay còn gọi là đèn chống cận thị là những chiếc đèn bàn cho chất lượng ánh sáng đảm bảo, tạo ra môi trường ánh sáng tiện nghi nhất, ít làm ảnh hưởng đến đôi mắt trong quá trình học tập. Chứ không có nghĩa, nó có khả năng chống lại mọi tác nhân gây cận thị. Nếu sử dụng quá lâu với cường độ ánh sáng quá mạnh vẫn sẽ gây mỏi mắt, lâu dài vẫn có thể dẫn đến cận thị.
Vì vậy, hãy nên tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì ánh sáng đèn, đây là nguồn ánh sáng tốt nhất cho đôi mắt. Thêm vào đó, không đọc sách hay học tập, làm việc quá lâu sẽ khiến mắt phải điều tiết liên tục gây hại cho đôi mắt.

Điều chỉnh các khớp xoay
Nhiều sản phẩm đèn chiếu sáng có thiết kế các khớp xoay để thể dễ dàng điều chỉnh theo nhiều góc độ giúp đèn đáp ứng linh hoạt và phù hợp với nhu cầu của người dùng. Tuy nhiên, bạn cần nhẹ nhàng khi thao tác, không nên xoay quá mạnh hoặc xoay quá độ mở tối đa của khớp sẽ làm hỏng đèn.

Không lắp đèn ở nơi ẩm ướt
Khi lắp bóng đèn có đui rời, đui xoay, bạn cần nắm vào phần đế nhựa, kim loại cách điện của bóng để vặn vào, không nắm vào phần bóng. Không nên lắp đặt bóng đèn các loại những nơi ẩm ướt, sẽ làm hư các tụ, mạch điện ở đui bóng. Nếu phải lắp bóng ở những nơi dễ ẩm ướt, hãy chọn loại bóng đèn có khả năng chống ẩm, chuyên dụng trong môi trường ẩm ướt được thiết kế kèm đui kín chống ẩm.

Vệ sinh đèn định kỳ
Trong khi sử dụng, đèn bàn sẽ không tránh khỏi bị bụi bẩn. Khi vệ sinh đèn, bạn chỉ cần dùng một miếng vải khô mềm để lau, nhớ rút ổ cắm điện của đèn khi vệ sinh để tránh khỏi những rủi ro ngoài ý muốn. Việc vệ sinh bóng đèn thường xuyên sẽ giúp nguồn ánh sáng luôn đảm bảo, đồng thời tăng tuổi thọ bóng đèn.
Bên cạnh đó, nếu dùng đèn bàn để trang trí trong nhà, bạn không nên để đèn bàn gần các nguồn nhiệt như máy sưởi, bếp hoặc các thiết bị khác phát sinh nhiệt. Không nên tự ý tháo lắp đèn, có thể dẫn đến hỏng hóc ngoài ý muốn và sẽ không được bảo hành. Tránh để đèn bàn ở những nơi rung, lắc, bẩn bụi có thể làm giảm thời gian sử dụng của đèn. Tránh để đèn rơi và va đập vào các vật nặng.