Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

Thực trạng cận thị học đường ngày nay và loại đèn chống cận tốt nhất


Thực trạng cận thị học đường ngày nay
Hiện nay, ước tính ở nước ta đang có khoảng 3 triệu trẻ em từ 0 - 15 tuổi đang bị mắc các tật khúc xạ cần chỉnh kính. Trong số đó, trẻ em bị cận thị lên đến mức báo động khi chiếm đến 2/3 trong số đó và chủ yếu tập trung ở khu đô thị với tỉ lệ 30-35%
Thạc sĩ Phạm Thị Hằng – Trưởng khoa Tật khúc xạ, Bệnh viện mắt Quốc tế DND cho biết: "Theo nghiên cứu của bệnh viện mắt DND tại Hà Nội, tỷ lệ học sinh đeo kính ngày càng tăng và trẻ hoá xuống cả độ tuổi tiểu học. Cứ 3 – 4 em học sinh có 1 em bị cận. Tỷ lệ này ở trường chuyên, lớp chọn còn cao hơn rất nhiều, có những lớp 44 cháu thì tới 18 cháu bị tật khúc xạ. Trong đó, tật khúc xạ chủ yếu là cận thị chiếm tới 80%, loạn thị và viễn thị chỉ chiếm 15-20%".

Nguyên nhân dẫn đến tật cận thị
Trẻ em bị tật cận thị là do nhiễm yếu tố gen và môi trường sống. Bên cạnh yếu tố di truyền ( thông thường bố hay mẹ bị cận thị từ 6 diop trở lên thì mức độ di truyền cho con là 100%) thì việc ngồi học sai tư thế, nhìn vào các thiết bị điện tử nhiều và đặc biệt là ngồi học trong nguồn sáng kém, không đảm bảo chính là nguyên nhân chính dẫn đến tật cận thị của trẻ nhỏ ngày nay.
Chính vì vậy, việc tìm được đèn bàn học chống cận tốt, an toàn cho các bé đang là việc mà các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm.

Đèn chống cận
Thế nào là  1 chiếc đèn bàn học tốt?
1 chiếc đèn bàn học tốt khi và chỉ khi nó đảm bảo được các yêu cầu dưới đây
Ánh sáng: ánh sáng là điều quan trọng nhất để quyết định chất lượng của đèn học. Ánh sáng của 1 chiếc đèn chất lượng tốt phải đảm bảo ánh sáng liên tục, không nhấp nháy sẽ giúp cho mắt không bị mỏi trong quá trình học tập và làm việc liên tục.
Về loại ánh sáng thì tùy thuộc vào mục đích sử dụng của bạn mà lựa chọn, nếu bạn muốn cho bé 1 môi trường học năng động, tăng khả năng sáng tạo cho bé thị chọn đèn có ánh sáng trắng. Ngược lại ánh sáng vàng mang cảm giác dịu nhẹ, ấm áp, thư giãn khi sử dụng.
Chiều cao của đèn: Chiều cao đèn bàn học phù hợp cho các bé trong quá trình học tập có chiều cao trung bình từ 40- 50cm và thân đèn có thể điều chỉnh được.

Các loại đèn bàn học hiện nay và ưu nhược điểm của từng loại
Hiện nay trên thị trường đang có 4 loại đèn bàn học: đèn Sợi đốt, đèn sợi đốt Halogen, đèn Compart, và đèn Led

Đèn sợi đốt: là loại đèn có từ lâu đời nhất
Ưu điểm:
- Bóng đèn duy trì liên tục, ánh sáng tự nhiên, không bị ngắt như các loại bóng huỳnh quang do đó bảo vệ mắt khi sử dụng lâu dài.
- Mức giá khá rẻ.
Nhược điểm:
- Hao phí điện năng: vì điện năng chuyển hóa thành 95% là nhiệt năng, chỉ có 5% chiếu sáng do đó đèn sợi đốt cực kỳ lãng phí điện.
- Tuổi thọ không cao
- Không thích hợp di chuyển các vị trí vì dễ làm đứt dây tóc.
- Rất nóng khi sử dụng

Đèn sợi đốt Halogen:
Đèn sợi đốt còn được bổ sung thêm khí Halogen được gọi là đèn sợi đốt Halogen, tuy công suất và tuổi thọ trung có tăng lên 1 chút nhưng ưu và nhược điểm vẫn tương tự như đèn sợi đốt.

Đèn compact: Là đèn huỳnh quang đặt vào đui đèn thông dụng có tích hợp chấn lưu điện tử
Ưu điểm:
- Tiết kiệm hơn đèn sợi đốt từ 8-10 lần
- Ít tỏa nhiệt ra môi trường nên hiệu suất phát sáng cao
- Tuổi thọ trung bình cao
Nhược điểm:
- Ánh sáng không liên tục, gây hại cho mắt.
- Có chứa thủy ngân nên các vấn đền an toàn, xử lý gặp khó khăn

Đèn Led
Ưu điểm: 
- Tiết kiệm năng lượng
- Ánh sáng liên tục, không có tác nhân gây hại cho người dùng
- Tuổi thọ cao nhất, thân thiện với môi trường
Nhược điểm:
- Chi phí giá thành cao nhất.

Đèn chống cận nào tốt nhất? Bao nhiêu công suất tốt nhất?
Qua ưu và nhược điểm của các loại đèn bàn học ngày nay thì bạn cũng đã có kết luận đèn bàn học loại nào tốt nhất rồi đúng không? Đúng như bạn nghĩ, đèn Led với những ưu điểm tuyệt vời chính là loại đèn bàn học tốt nhất hiện nay. Tuy đắt hơn so với các loại đèn học còn lại, nhưng ưu điểm mà nó mang đến thật tuyệt vời, tuổi thọ cao, thời gian sử dụng được lâu nhất tính ra lại rẻ hơn các loại đèn học còn lại.
Đối với đèn Led, bạn chỉ cần chọn loại có công suất từ 3-5 W là phù hợp cho việc các bé học tập. Công suất quá cao, ánh sáng sẽ chói mắt, gây mỏi nhức mắt trong quá trình học tập.
Hãy lựa chọn loại đèn học tốt nhất để bảo vệ đôi mắt của con bạn!





Cận thị học đường: thực trạng đáng báo động


Hiện nay, tỷ lệ học sinh các cấp mắc tật cận thị ngày càng tăng, điều này khiến các em gặp không ít bất tiện trong việc học tập và sinh hoạt. Theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2013, cả nước ta có gần 3 triệu trẻ em ở độ tuổi 0-15 tuổi bị mắc các tật khúc xạ cần được chỉnh kính. Trong đó, số trẻ em bị cận thị lên đến mức đáng báo động khi chiếm tới 2/3 tỷ lệ và chủ yếu tập trung ở khu đô thị với tỷ lệ là 30 - 35%.

Hiểu thêm về cận thị
Cận thị là một loại tật khúc xạ hay gặp nhất ở lứa tuổi đến trường. Học sinh bị cận thị sẽ gặp trở ngại trong việc nhìn xa, thường cố gắng điều tiết mắt nhiều hơn để thấy rõ các chi tiết. Vì vậy, các em cần phải đeo kính để tăng chức năng thị giác, hạn chế tình trạng rối loạn phát triển thị giác hai mắt.

Nguyên nhân nào dẫn đến tật cận thị?

- Việc học tập và sinh hoạt thiếu hợp lý: cường độ học tập ngày càng dày đặc cùng với môi trường ánh sáng không đảm bảo, tư thế ngồi học, bàn ghế không phù hợp khiến cho mắt dễ mỏi, mờ.

- Công nghệ phát triển: trẻ sớm sử dụng các thiết bị điện tử để phục vụ cho học tập, giải trí, làm cho mắt phải điều tiết ở cự ly gần trong thời gian dài. Điều này dẫn đến nguy cơ suy giảm thị lực và cận thị cao, đặc biệt là lứa tuổi 7-9 tuổi và 12–14 tuổi.

- Yếu tố di truyền: thông thường bố mẹ bị cận thị từ 6 diop trở lên thì mức độ di truyền là 100%.

Ảnh hưởng của cận thị đối với thế hệ tương lai

Cận thị sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sức khỏe của các em học sinh. Cụ thể là nheo mắt khi nhìn vật từ xa có thể gây mỏi mắt và nhức đầu. Nếu cận thị nặng, võng mạc của mắt có thể mỏng đi, gây tổn thương đến “cửa sổ tâm hồn” của trẻ. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng ảnh hưởng đến quá trình học tập. Mắt trẻ sẽ nhìn kém, đọc chữ hay bị nhảy dòng, nhầm dấu, viết chậm, sai chữ,… dẫn đến kết quả học tập giảm sút, trẻ trở nên rụt rè và thiếu tự tin.

Biện pháp phòng tránh cận thị học đường

- Cải thiện điều kiện học tập và sinh hoạt: đảm bảo góc học tập đủ ánh sáng và ngồi học đúng tư thế; thực hiện thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi, vui chơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe, thư giãn thị giác.

- Chế đô ăn uống giàu vitamin: bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, E, B,… như cà rốt, bí đỏ, cà chua, trứng, thịt, cá,… trong bữa ăn hằng ngày để nuôi dưỡng mắt. Nên hạn chế thức ăn chế biến sẵn, chiên xào nhiều dầu mỡ.

- Khám mắt định kỳ mỗi 6 tháng để xác định tật khúc xạ (cận thị) và các bệnh về mắt khác sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.

- Sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa các vitamin và acid amin tốt cho mắt mỗi ngày.

Đôi mắt của học sinh được ví như những “viên ngọc quý”, giúp các em tích lũy kiến thức và tự tin hơn trong mọi hoàn cảnh để bước những bước thật vững chắc trên con đường thực hiện ước mơ của mình. Vì vậy, việc chăm sóc và bảo vệ đôi mắt là rất cần thiết.

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2018

Độ sáng phù hợp của đèn bàn học sinh chống cận


Hiện nay có khoảng 3 triệu trẻ em tại Việt Nam mắc tật khúc xạ về mắt. Trong đó khoảng 2 triệu trẻ bị cận thị (theo số liệu thống kê của bệnh viện mắt Trung ương). Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là học tập trong môi trường ánh sáng không đạt chuẩn. Ngày nay, đèn bàn học sinh được bày với vô vàn kiểu dáng, hiệu suất ánh sáng khác nhau. Nhưng trong đó đèn bàn Led học sinh chống cận được đánh giá cao hơn cả.

Vậy đèn bàn Led học sinh chống cận có những ưu điểm gì? Khi lựa chọn đèn nên chọn đèn có độ sáng bao nhiêu W để đảm bảo an toàn cho mắt? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Lý do nên sử dụng đèn bàn Led học sinh chống cận

So với những loại đèn đang bày bán trên thị trường như đèn sợi đốt, Halogen hay bóng đèn Compact…. Đèn bàn học sinh chống cận sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn:

– Tiết kiệm điện đến 80% so với đèn sợi đốt.

– Loại đèn này khi cắm điện tỏa nhiệt thấp hơn. Có tuổi thọ cao hơn so với đèn sợi đốt hay compact.

–  Đèn bàn học sinh chống cận có 2 loại là ánh sáng vàng và ánh sáng trắng. Ánh sáng đèn phát ra liên tục và màu sắc của đồ vật được chiếu sáng trông thật màu nhất. Nhiều loại đèn khi phát sáng luôn nhấp nháy, ánh sáng không đều lúc mạnh, lúc yếu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tầm nhìn, gây hại trực tiếp cho mắt.

– Dù đèn bàn Led có công suất nhỏ nhưng khả năng chiếu sáng hơn hẳn các loại đèn khác. Nếu 1 không gian lớn cần đến 2, 3 bóng đèn để đủ độ sáng. Thì khi sử dụng đèn bàn học sinh bàn chống cận chỉ cần 1 bóng nhỏ.

– Đèn Led sở hữu thiết kế đẹp, hiện đại với nhiều kiểu dáng bắt mắt. Từ thân đến vỏ đèn đều được chế tác rất tỉ mỉ. Do đó không chỉ có chức năng chiếu sáng. Bóng đèn này còn được dùng như một món đồ nội thất trang trí cho căn phòng thêm ấn tượng.

–  Đèn bàn học sinh chống cận được thiết kế chắc chắn. Không rò rỉ điện ra ngoài nên an toàn tuyệt đối với người sử dụng. Ngoài ra, ánh sáng tự nhiên từ đèn phát ra không chứa các tia cực tím, kim loại nặng hay thủy ngân… Hoàn toàn vô hại đối với mắt.

Độ sáng phù hợp cho đèn bàn học sinh chống cận là bao nhiêu?

Công suất đèn là yếu tố quyết định phần lớn trong việc bảo vệ mắt cho trẻ. Chọn loại đèn không phù hợp, công suất quá yếu hoặc quá mạnh đều gây tổn thương cho mắt. Khiến mắt phải điều tiết liên tục dễ gây mỏi mắt, lâu ngày sẽ tạo nên các bệnh về mắt. Điển hình là bệnh cận thị.

Vậy nên độ sáng phù hợp cho đèn bàn học sinh chống cận là bao nhiêu?

Phụ huynh nên lưu ý khi chọn bóng đèn Led nên chọn loại có quang thông thuộc dải 4000K – 5000K. Đây là dải ánh sáng vàng trắng có hiệu suất phát quang từ 100lm/W. Chỉ số hoàn màu phải cao đạt từ 80 – 85Ra thì các bé mới có thể nhìn rõ vật thể, màu sắc, kích thước, nét chữ.

Về công suất của đèn thì cần tùy thuộc vào không gian và độ tuổi người sử dụng để lựa chọn loại bóng phù hợp. Cụ thể như sau:

Đối với trẻ nhỏ độ tuổi từ 5 đến 12 thì nên lựa chọn đèn bàn Led học sinh công suất 3 – 5 Watt.
Đối với thanh thiếu niên độ tuổi từ 13 đến 24 tuổi nên chọn loại đèn Led công suất tối đa là 5 watt.
Đối với những người từ 25 đến 55 tuổi công suất đèn bàn Led phù hợp là từ 5 – 9 watt.
Trong trường hợp đọc trên giường ngủ công suất phù hợp là 3 watt.
Đối với người già, người cao tuổi, người bị cận thị phải đeo kính để làm việc hay đọc sách thì nên chọn đèn bàn Led học sinh có công suất từ 5w – 9w, ánh sáng vàng nắng là phù hợp nhất để mắt không phải điều tiết quá nhiều.
Lưu ý: Không nên chọn đèn bàn Led học sinh có công suất quá cao vì ánh sáng phát ra quá lớn có thể khiến mắt bị chói và điều tiết mắt quá nhiều, gây hại cho mắt.

Ngoài ra để đảm bảo độ an toàn cao nhất cho đôi mắt, khi sử dụng đèn bàn Led học sinh chúng ta không nên tắt bóng đèn chiếu sáng chính trong phòng. Bởi lẽ việc tập trung ánh sáng tại một vị trí quá lâu có thể khiến mắt bị mỏi do phải điều tiết nhiều và dễ gây lóa mắt.

Tốt nhất hãy tạo một không gian ánh sáng đồng nhất, có thể là đặt một bóng đèn tuýp cùng phía với bóng đèn Led để tránh tình trạng sấp bóng.

Những thông tin chia sẻ trên hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc và giúp bạn dễ dàng có được sự lựa chọn phù hợp nhất khi mua đèn bàn học sinh chống cận để đảm bảo cho sức khỏe đôi mắt.

Những điều cần biết về đèn chống cận thị

Những năm gần đây, số trẻ em bị cận thị, loạn thị ngày càng tăng khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Không ít giải pháp được đưa ra nhằm hạn chế tình trạng trên, như: Giá đỡ chống cằm, đèn chống cận thị…, trong đó, đèn chống cận thị được các bậc phụ huynh quan tâm mua nhiều. Thế nhưng, có hay không đèn bàn chống cận thị? Lựa chọn loại đèn nào cho phù hợp?...

Được biết, hiện nay trên thị trường các sản phẩm đèn bàn với quảng cáo có tác dụng ngăn chặn các bệnh học đường được bày bán rộng rãi. Căn cứ vào catalog giới thiệu sản phẩm thì hầu hết các loại đèn này có xuất xứ từ Trung Quốc, còn hàng Việt Nam sản xuất rất ít. Vì tương lai con em mình, các bậc phụ huynh đổ xô đi mua, nhưng không mấy người biết rằng những chiếc đèn bàn chỉ có tác dụng hỗ trợ cho người dùng chứ không thể chống được cận thị.


Chọn đèn bàn phù hợp để bảo vệ mắt cho trẻ. 
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực nhãn khoa, bệnh cận thị, viễn thị, loạn thị… do rất nhiều nguyên nhân, có thể do ngồi không đúng tư thế, ánh sáng không đủ, xem ti vi, chơi điện tử nhiều cũng có thể dẫn đến các tật về khúc xạ. Về vấn đề này, Tiến sĩ Vật lý Nguyễn Văn Khải (nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn đèn tiết kiệm năng lượng và dung dịch hoạt hóa, điện hóa Hà Nội) cho rằng: “Người tiêu dùng nên biết là trên thế giới chưa có đèn chống cận thị và bảo vệ thị lực, mà chỉ có dùng đèn hợp lý để giảm ô nhiễm ánh sáng. Nếu muốn chọn đèn học cho con em mình, các bậc phụ huynh cần lựa chọn đèn có ánh sáng gần giống với ánh sáng ở cửa sổ khi trời không mây, cần đèn đủ độ cao để ánh sáng có thể tỏa đều bàn học. Nhưng hiện nay, trên thị trường không phải đèn nào cũng có độ sáng như vậy, nên các bậc phụ huynh phải rất chú ý lựa chọn để tránh tình trạng “tiền mất tật mang”.

Được biết, từ trước đến nay nhiều bậc phụ huynh vẫn cho rằng, dùng bóng đèn sợi tóc khoảng 30W, 40W làm đèn học cho con em mình là chuẩn nhất. Vì đây là loại đèn có ánh sáng vàng, nên trong quá trình học con trẻ không bị mỏi mắt và tránh mắc phải các bệnh về mắt. Nhưng thực chất không phải như vậy, mắt người không thích ứng với ánh sáng vàng mà phải sử dụng ánh sáng có dải phổ nhiều màu thì mới không bị ảnh hưởng đến thị lực. Ngoài ra, khi ngồi học cũng như làm việc, một điều rất quan trọng là ngồi thẳng lưng, đúng tư thế; nếu ngồi dưới ánh đèn trong khoảng 30-45 phút không thấy hiện tượng nhức, mỏi mắt thì ánh sáng đó mới đạt chuẩn.

Do vậy, các bậc phụ huynh phải bố trí chỗ ngồi học cho con trẻ ở nơi đủ độ sáng, không nên vì tiết kiệm điện mà gây hại cho các cháu. Một điểm đáng lưu ý, đó là ánh đèn trong phòng không ngược sáng với bàn học để không tạo ra bóng trên bàn.

Nguyên tắc chọn đèn bảo vệ mắt
Đèn bàn chống cận thị hiện nay được bày bán rất nhiều trên thị trường, chất lượng cũng rất khác nhau và chưa được kiểm soát kỹ về chất lượng sản phẩm. Do vậy, việc lựa chọn được đèn bàn chống cận thị chất lượng tốt cho con đang là mối quan tâm lớn của nhiều bậc phụ huynh. Kỹ sư Lê Đức Anh-Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, chia sẻ: "Khi chọn đèn bàn, phụ huynh cần lưu ý đèn bàn đạt đủ 4 tiêu chí sau: Độ rọi sáng của đèn trên mặt bàn học đạt 500 lux theo tiêu chuẩn TCVN 7114-1:2008; chỉ số hoàn màu cao (Ra>80); ánh sáng của đèn không nhấp nháy, không gây mỏi mắt; chao đèn hợp lý, tập trung ánh sáng xuống mặt bàn học, không gây chói mắt".

Đối với học sinh, một đèn bàn chiếu sáng tốt nhất khi người học không bao giờ nhìn thấy nguồn sáng đang phát sáng, ánh sáng bức xạ của đèn giống màu ánh nắng trời không mây, độ rọi sáng trên mặt sách vở đang đọc 300-500 lux, trong quang trường có đường kính ít nhất khoảng 40cm. Sau khi đọc sách 30-40 phút thấy mỏi mắt phải nhìn ra xa vô cùng, nhìn vào lùm cây.

Trao đổi với chúng tôi, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải cho biết: “Năm 2003-2004, tôi đã thực hiện chương trình chiếu sáng học đường cho Trường Tiểu học Thịnh Quang, lúc đầu có đến 92 cháu học sinh lớp 1 phải đeo kính, nhưng sau khi tốt nghiệp tiểu học chỉ còn 38 cháu phải đeo kính. Hay tại Trường THCS Chu Văn An cũng đã thay đổi các thiết bị chiếu sáng và chỉ sau một thời gian ngắn, đã có 3 cháu không phải đeo kính”. 

Quan trọng nhất khi mua đèn, các bậc phụ huynh cần kiểm tra kỹ các thông số của đèn được ghi trên bao bì và lựa chọn sản phẩm chất lượng đã được thẩm định của các nhà sản xuất uy tín để bảo vệ sức khỏe đôi mắt cho trẻ. Về phía các nhà trường, nhất là ở bậc tiểu học, ngoài việc bỏ chiếc bảng đen truyền thống, thay bằng bảng xanh phấn trắng, thì cần quan tâm hơn đến việc lắp đặt hệ thống chiếu sáng phù hợp với ánh sáng học tập của trẻ.

3 lưu ý khi mua đèn chống cận thị cho học sinh


Không phải loại đèn chống cận nào cũng tốt, và không phải bé nào cũng dùng cùng một loại đèn chống cận

Cận thì là một trong những tật khúc xạ phổ biến và không ngừng gia tăng, đặc biệt là với các em học sinh với tỉ lệ trên 35% bị cận thị. Sự ảnh hưởng xấu tới cuộc sống của người bị cận thị khiến nhiều phương pháp chữa cận thị ra đời, tuy nhiên không phương pháp nào là hiệu quả 100%, chính vì thế việc phòng chống cận thị cho trẻ em là điều rất quan trọng được coi là giải pháp duy nhất để giảm thiểu tình trạng cận thị hiện nay.

Trong số các biện pháp phòng chống cận thị, đèn chống cận là một trong những dụng cụ phổ biến nhất và được đánh giá là mang lại hiệu quả tốt nhất, bởi lẽ hầu hết trẻ bị cận thị đều là do quá trình học tập không được cung cấp đủ ánh sáng hoặc cung cấp ánh sáng sai cách.

Tuy nhiên, không phải loại đèn cận thị nào cũng có tác dụng chống cận giống nhau, và để đạt hiệu quả chống cận thị tốt nhất, các bậc phụ huynh cần biết cách chọn đèn cận thị tốt nhất để bảo vệ sức khỏe mắt cho con em mình.

Chọn loại đèn chống cận thị tốt nhất

Đèn học để bàn hiện nay có 3 loại: Đèn học led, đèn học compact, đèn học halogen sợi đốt.

Trong đó, đèn học bàn LED đang nhận được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng với những ưu điểm bảo vệ mắt vượt trội như: tiết kiệm điện, ánh sáng dịu nhẹ, không nhấp nháy, tỏa ít nhiệt, thiết kế nhỏ gọn, tuổi thọ cao, không chứa chất độc hại và ít bị giảm độ sáng của đèn kể cả sau 2-3 năm sử dụng.

Chính vì thế, hầu hết các loại đèn chống cận thị tốt nhất của các hãng nổi tiếng như đèn chống cận Panasonic, Philips, Creative…đều là những dòng đèn Led.

Chọn màu đèn chống cận phù hợp mục đích sử dụng

Theo các nghiên cứu uy tín được thực hiện, màu sắc ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm trạng của con người, chính vì thế, việc chọn màu sắc ánh sáng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe mắt của trẻ em.

Các loại đèn chống cận thị bé thường có màu trắng hoặc vàng, vì 2 màu này được cho là giúp mắt dễ chịu nhất. Tuy nhiên giữa màu trắng và vàng thì chọn màu nào?

– Đèn chống cận thị cho ánh sáng vàng giúp người dùng cảm nhận được sự thư thái, ấm áp dễ chịu, thích hợp cho việc đọc sách, hoặc thư giãn

– Đèn chống cận thị cho ánh sáng trắng tạo cảm giác tươi mát, hưng phấn nên thích hợp để nghiên cứu, học tập.

Chính vì thế, nếu bạn muốn mua đèn chống cận cho học sinh, thì bạn nên chọn loại đèn chống cận cho ánh sáng trắng, vì vừa giúp bảo vệ mắt, vừa giúp việc học tập của bé được hiệu quả hơn.

Các thông số cần chú ý khi mua đèn chống cận cho trẻ em

Thông số kỹ thuật chính là phản ánh khả năng phát sáng của đèn, vì thế, để chọn được loại đèn chống cận tốt nhất cho bé bạn không thể không tìm hiểu về thông số kỹ thuật của đèn chống cận thị trường khi mua.

Cụ thể cần chú ý những điểm sau:

+ Chiều cao của đèn từ 40 – 50 cm đủ để ánh sáng có thể tỏa khắp bàn học của bé, tránh việc chọn mua những đèn chống cận quá thấp, tạo bóng khi học sẽ không tốt cho mắt của bé

+ Hiệu suất ánh sáng tạo ra của đèn chống cận nên chọn là từ 50 – 60 lm/W, vì mức công suất này phù hợp với mắt của trẻ nhất, không nên chọn đèn có công suất quá cao vì sẽ khiến trẻ bị mỏi mắt, và cũng không quá thấp vì không đủ ánh sáng để học

+ Công suất bóng đèn Led chỉ nên chọn ở mức dưới 13W

+ Nên chọn loại đèn chống cận có chân chắc chắn, hoặc cố định càng tốt, nhưng đầu của đèn học phải là dạng có thể thay đổi hình “tư thế” dễ dàng để bé có thể điều chỉnh phù hợp tùy chiều cao của mình.

Mong rằng với những thông tin trên đây, bạn đã có thể có kinh nghiệm để chọn mua loại đèn chống cận tốt nhất để sử dụng.

Bảo vệ đôi mắt cho con yêu với đèn chống cận thị


Năm học mới sắp bắt đầu với nhiều thứ phải lo toan cho trẻ nhưng các bậc phụ huynh tuyệt đối không được bỏ qua vấn đề quan trọng này. Chương trình học dày đặc, vừa phải học trên trường, vừa phải học thêm bên ngoài, các bé chỉ còn thời gian ôn bài, làm bài tập vào buổi tối. Chính vì thế, các mẹ nên chọn cho con mình một chiếc đèn bàn phù hợp, chiếu sáng tốt, không làm ảnh hưởng đến thị giác của các em. Dưới đây là những so sánh và gợi ý hữu ích dành cho các bậc phụ huynh có con nhỏ.
1. Đèn bàn dây tóc
Ưu điểm: Đèn dây tóc rẻ và thông dụng hơn các loại đèn khác. Đèn phát sáng liên tục, không nhấp nháy, giúp các bé dễ dàng quan sát vật thể, chữ trong quá trình học tập.

Nhược điểm: Hao phí điện năng. Theo một số nghiên cứu, đèn dây tóc khi hoạt động có đến 95% lượng điện năng thoát ra ngoài biến thành nhiệt và chỉ có 5% còn lại để chiếu sáng. Đây là nguyên nhân bạn thường cảm thấy nóng khi sử dụng đèn dây tóc.
Đèn dây tóc có giá thành rẻ nhưng tỏa nhiệt nhiều gây nóng khi dùng

2. Đèn bàn dùng bóng halogen
Ưu điểm: Đèn halogen có khả năng chiếu sáng tốt. Ánh sáng phát ra liên tục có màu vàng và không nhấp nháy giúp bạn nhìn rõ vật thể.

Nhược điểm: Đèn halogen ít được sử dụng tại Việt Nam vì có tuổi thọ thấp, nhiệt tỏa ra nóng không kém đèn sợi tóc. Đèn halogen hạn chế trong việc thay thế khi hư hỏng.
Đèn halogen chiếu sáng tốt, nhưng điểm yếu cũng là tỏa nhiệt rất nhiều

3. Đèn bàn dùng bóng huỳnh quang compact
Ưu điểm: Bóng đèn huỳnh quang compact có thiết kế phần đuôi xoắn. Đèn compact tiết kiệm điện năng hơn so với đèn halogen và đèn dây tóc, tỏa nhiệt thấp nên không làm người dùng thấy quá nóng khi sử dụng lâu.

Nhược điểm: Đèn compact phát sáng không liên tục, nhấp nháy nên ảnh hưởng đến mắt. Màu ánh sáng xuống nhanh theo thời gian sử dụng. Đèn bàn sử dụng bóng huỳnh quang compact ít có điều chỉnh hướng ánh sáng, khá bất tiện.
Bóng đèn compact tiết kiệm điện năng

4. Đèn bàn dùng bóng đèn LED hiện đại
Ưu điểm: Được sản xuất theo công nghệ mới, đèn LED có khả năng tiết kiệm điện tối ưu. Thiết kế thân thiện giúp dễ dàng thay đổi chiều cao của đèn và hướng chiếu sáng. Đèn LED ít tỏa nhiệt, ánh sáng phát ra liên tục và không nhấp nháy giúp bảo vệ tốt cho thị giác của người dùng.

Nhược điểm: Đèn LED có giá thành cao hơn các loại đèn dây tóc, halogen, compact.
Đèn LED chiếu sáng tốt, tiết kiệm điện và không gây hại cho mắt


Một số tiêu chuẩn chọn đèn bàn tốt:
- Đèn bàn không quá cao hay thấp, khoảng 50 cm là thích hợp.

- Dễ dàng thay đổi chiều cao và hướng chiếu sáng của đèn theo nhu cầu sử dụng của người dùng.

- Chụp đèn có phần bên trong màu sáng giúp phản xạ ánh sáng tốt hơn.

- Đèn bàn có thiết kế chắc chắn ở chân đế và gọn gàng đặt ngay trên bàn học, làm việc.

- Nên sử dụng bóng đèn có ánh sáng màu vàng vì ánh sáng ổn định, tốt cho mắt hơn.

Mong rằng những ưu điểm và nhược điểm của từng loại đèn cũng như những lưu ý khi chọn mua đèn bàn đã nêu ở trên đã đem đến nhiều thông tin hữu ích cho các mẹ khi cần chọn mua đèn bàn phục vụ cho việc học tập của con khi bước vào năm học mới. Hãy bảo vệ mắt của bé ngay từ bây giờ!

Ánh sáng vàng hay ánh sáng trắng tốt hơn cho mắt?


Chất lượng ánh sáng không phụ thuộc vào màu sắc ánh sáng (vàng hay trắng). Chất lượng đèn phụ thuộc vào sự liên tục của ánh sáng và chỉ số hoàn màu (CRI)

Với đèn bàn học LED có chỉ số hoàn màu CRI=19 (ánh sáng tự nhiên là 100) và ánh sáng liên tục do dùng điện một chiều.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý các tiêu chuẩn của một đèn bàn học tốt:

- Ánh sáng liên tục: Giúp cho mắt ổn định với thời gian học tập lâu dài

- Điều chỉnh độ sáng: đảm bảo độ sáng trong các điều kiện học tập, làm việc khác nhau

- Không chói lóa: làm cho mắt ít phải điều tiết

- Thân thiện: không phát thải chất độc hại, tiết kiệm năng lượng

- Nguồn sáng phân bố đều: đảm bảo sự đồng đều về độ rọi trên mặt làm việc

- Độ sáng ổn định theo thời gian: đảm bảo chất lượng ánh sáng không bị suy giảm

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

Khoảng cách an toàn từ đèn bàn học đến mắt trẻ


Khoảng cách an toàn giữa đèn bàn và mắt trẻ. Bạn lo lắng khi không biết chọn loại đèn bàn chống cận nào phù hợp cho con em mình. Trong khi thị trường đèn học đa dạng và sôi động như hiện nay? Bạn cũng không biết đặt đèn học ở vị trí nào, khoảng cách bao xa là hợp lý nhất. Để đảm bảo an toàn cho đôi mắt của con? Những nỗi lo này không chỉ của riêng bạn mà hầu hết cha mẹ nào cũng bận lòng khi có con cái đang ở độ tuổi đến trường nhất là những bé mới bắt đầu đi học.

Dưới đây là một số kinh nghiệm mà chúng tôi muốn chia sẻ để giúp các bậc phụ huynh giải quyết nỗi lo trên.

 Lựa chọn loại đèn để bàn học sinh nào thích hợp nhất?

Trên thị trường hiện nay đèn bàn chống cận gồm có 4 loại phổ biến sau:
-Đèn để bàn sử dụng bóng đèn sợi đốt gồm các loại bóng dạng tròn, đui xoáy hoặc đui gài. Ưu điểm của loại đèn này đó là ánh sáng khá thật màu, giá thành rẻ. Tuy nhiên khi thắp, ánh sáng từ đèn tỏa nhiều nhiệt gây nóng. Loại đèn này khá tốn điện bởi 95% lượng điện sẽ biến thành nhiệt.
-Đèn bàn chống cận sử dụng bóng đèn Halogen. So với bóng đèn sợi đốt, bóng đèn Halogen có độ sáng hơn khoảng 10%. Ánh sáng không quá vàng nhưng khi cắm điện lại toả nhiều nhiệt hơn và nóng hơn. Tại thị trường Việt Nam hiện nay, đèn để bàn sử dụng bóng Halogen có tuổi thọ thấp. Không có nhiều bóng đèn thay thế nên ít người lựa chọn.
-Đèn bàn chống cận sử dụng bóng đèn huỳnh quang Compact. Bóng đèn này có 2 loại ánh sáng vàng và ánh sáng trắng. Tuy nhiên, ánh sáng màu vàng được chọn nhiều hơn dù tốn điện và nóng hơn nhưng lại tốt cho mắt hơn. Vì ánh sáng đèn màu trắng compact phát sáng không liên tục gây hại cho mắt. Nhưng do có độ chớp rất nhanh nên chúng ta không nhận ra do hiện tượng lưu ảnh của mắt.
-Đèn Led để bàn học sinh. Từ khi đèn Led xuất hiện chúng dần thay thế vị trí của những loại đèn chiếu sáng trước đây. Bởi lẽ loại đèn này có rất nhiều ưu điểm. Như: Chất lượng ánh sáng tốt, đều, thật màu, phát sáng liên tục, không có hiện tượng nhấp nháy do đó không gây ảnh hưởng đến mắt. Ngoài ra đèn Led có độ bền cao, khi sử dụng không bị nóng như những bóng đèn khác. Và đặc biệt chúng giúp tiết kiệm từ 60% đến 80% điện năng so với những loại đèn trước đây.
Bên cạnh đó đèn Led chống cận còn rất tiện lợi trong quá trình sử dụng. Dễ dàng điều chỉnh ánh sáng nhờ thiết kế hiện đại, đa năng.

Chú ý khoảng cách của đèn và mặt bàn
Chọn được đèn bàn chống cận phù hợp đã là một điều không dễ. Nhưng nếu các cha mẹ muốn an toàn tuyệt đối cho bé thì ngoài việc lựa chọn loại đèn chất lượng, ánh sáng tốt thì những nguyên tắc trong vị trí đặt đèn, khoảng cách so với mắt… là những yếu tố không thể bỏ qua.

Tiêu chuẩn chung về độ cao trung bình của đèn bàn chống cận là từ 40cm đến 60cm. Trong đó khoảng cách từ mặt phát sáng đến mặt bàn ở mức 40cm sẽ đảm bảo sự an toàn đối với mắt của bé. Với khoảng cách này, ánh sáng từ đèn phát ra sẽ không gây hại đến mắt, không làm lóa mắt đồng thời giúp mắt có thể điều tiết dễ dàng.

Một vài lưu ý khác
Ngoài lưu ý về khoảng cách từ đèn đến mặt bàn, các cha mẹ cũng cần quan tâm đến một vài những -chi tiết sau để đảm bảo đem đến sự an toàn cho bé đồng thời tạo nên một góc học tập khoa học và hợp lý nhất:
-Không để đèn bàn chống cận trong phạm vi góc 45⁰ trước mặt trẻ.
-Lựa chọn chiếc đèn có chân chắc chắn, dễ dàng di chuyển hoặc xoay xung quanh để thuận tiện cho bé điều chỉnh trong quá trình học.
-Đèn để bàn phải có nút điều chỉnh ánh sáng linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng, độ tuổi
-Tránh đặt đèn hoặc máy điều hòa chiếu thẳng vào vị trí ngồi của trẻ.
-Không nên dùng các loại đèn bàn chống cận có cần ngắn, ánh sáng quá mạnh
-Nên sử dụng bóng đèn có ánh sáng màu vàng vì chúng có tính ổn định, tốt cho mắt hơn.
-Nên kiểm tra kỹ các thông số của bóng đèn trên vỏ hộp và chọn mua tại những đơn vị uy tín.

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

6 cách giữ cho đôi mắt luôn khỏe

 "Gánh nặng" kiến thức khiến cho các học sinh phải học liên tục trong nhiều giờ, làm đôi mắt mệt mỏi. Theo các chuyên gia y tế, có 5 biện pháp để giữ được đôi mắt khỏe mùa thi như sau:

1. Ngồi học đúng tư thế
Theo TS.BS Trịnh Thị Bích Ngọc - PGĐ BV Mắt Hà Nội, cường độ học tập quá tải sẽ làm mắt phải điều tiết nhiều hơn, dễ gây mỏi mắt, các tật khúc xạ. Đặc biệt, khi học mệt quá, các em thường nằm bò ra bàn đọc tài liệu, thậm chí nằm để đọc, vừa hại mắt, vừa gây tật cong vẹo cột sống.

Các tật này có thể tránh được nếu học sinh ngồi đúng chuẩn như: Thẳng lưng, hai chân khép, hai bàn chân để ngay ngắn sát nền nhà, đầu hơi cúi 10-15 độ. Khoảng cách từ mắt đến sách vở trên bàn học 35cm với học sinh THPT và người lớn. Không cúi gằm mặt, nghiêng đầu, áp má lên bàn học khi đọc hoặc viết. Bàn học ở nhà cũng phải bố trí đủ ánh sáng tự nhiên và nhân tạo. Tốt nhất nên bố trí bàn học gần cửa sổ, nếu không thì phải có đèn học. Để đèn học bên tay trái, không để bóng chiếu thẳng vào mặt làm chói mắt.

2. Chọn đèn bàn học phù hợp
Đèn bàn học phù hợp là đèn phải đạt được các thông số về chiều cao đèn bàn học, loại ánh sáng, loại đèn, công suất..
Về chiều cao đèn, đối với các bạn học sinh thì chiều cao phù hợp chỉ nên từ 40-50 cm
Lựa chọn ánh sáng thì tùy vào mục đích trong buổi học, ánh sáng trắng sẽ giúp cho trẻ được tâm trung hơn, tăng khả năng sáng tạo hơn. Ngược lại ánh sáng vàng mang đến cảm giác dịu nhẹ, ấm áp cho trẻ.
 Về loại đèn thì chúng ta nên chọn đèn LED cho các em học sinh vì đèn Led hội tụ đầy đủ những ưu điểm khi sử dụng như vừa bền, ánh sáng liên lục không gây hại cho mắt, không thải ra các chất có hại cho môi trường...
Về công suất với đèn LED thì chỉ cần từ 3-9W là đủ cho các bạn học sinh học tập. Công suất cao quá thì sẽ sáng quá khiến các bé bị mỏi mắt, nhức mắt khi sử dụng.
3. Tăng cường các hoạt động ngoài trời
Theo BS CKII Chu Thị Vân - PGĐ BV Mắt Hà Nội, vào mùa thi hiện tượng cận thị giả rất nhiều. Khi lịch học, ôn thi dày đặc, nhiều em có thói "ngủ ngày cày đêm", học liên tục trong nhiều giờ, làm mắt phải làm việc liên tục nên rất dễ bị mỏi mắt, nhức mắt, dẫn tới hiện tượng cận giả.
TS.BS Bích Ngọc cho rằng, gia đình có thể giúp trẻ tránh mắc các tật về mắt bằng cách giúp trẻ tăng cường các hoạt động thể lực ngoài trời, chơi thể thao, hạn chế chơi vi tính và đặc biệt không làm cho trẻ quá căng thẳng về học tập. Thực tế cho thấy, trẻ chơi thể thao hoặc tăng cường các hoạt động thể lực ngoài trời ít cận thị hơn.

4. Cho mắt nghỉ ngơi
Theo BS CKII Chu Thị Vân, PGĐ BV Mắt Hà Nội, vào mùa thi, nhiều em ngồi học 5 -7 tiếng liên tục. Điều này không tốt cho sức khỏe mà còn làm cho mắt vô cùng mệt mỏi, thậm chí còn mắc một số bệnh: Nhức mỏi mắt, đỏ mắt, viêm mắt... Các bậc phụ huynh giúp con giảm bớt gánh nặng tâm lý học bằng việc thiết lập chế độ học tập, nghỉ ngơi hợp lý. Nếu để trẻ học quá lâu, đôi mắt sẽ không chịu được gây hiện tượng mờ mắt khi đọc sách. Sau 40 - 45 phút khi đọc sách, xem tivi, làm việc trên máy vi tính... phải thư giãn từ 5 - 10 phút để mắt đỡ mỏi.

BS Vân cho rằng, nghỉ ngơi thư giãn mắt không có nghĩa là học xong bài là ra xem tivi, đọc truyện, sử dụng máy tính... Vì như vậy, đôi mắt vẫn phải hoạt động càng làm cho mắt mỏi hơn. Các bậc phục huynh cũng nên tập cho trẻ thói quen luyện tập đôi mắt bằng cách nhìn ra xa cách 5m. Hoặc chọn nơi thoáng mát, không khí trong lành, thả lỏng mắt tập trung nhìn thẳng vào một điểm cố định khoảng 2 - 3 phút.

5. Bổ sung dưỡng chất cho mắt
Các bậc phụ huynh nên bổ sung trong các bữa ăn nhiều rau xanh, hoa quả có màu vàng, đỏ, lá xanh đậm và sữa để bổ sung tốt các vitamin cần thiết cho mắt. Cần chọn và phối hợp các loại thực phẩm sao cho vừa đảm bảo cung cấp đủ calo cho cơ thể và giúp đôi mắt luôn khỏe, nhất là bổ sung vitamin A (có nhiều trong cà rốt, củ cải, lá rau xanh, xoài, đu đủ).

Ngoài ra, có thể bổ sung một số thuốc bổ mắt hỗ trợ chứa các vitamin và nhiều dưỡng chất khác như Topicom, vitamin AD, Gacroten... Các loại thuốc này giúp hạn chế tình trạng mỏi mắt, hoa mắt, nhìn mờ. Tuy nhiên, khi sử dụng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc.

6. Massage quanh mắt
Theo TS.BS Bích Ngọc, đối với trẻ đã mang kính, càng cần phải thư giãn mắt bằng cách bỏ mắt kính ra và massage quanh mắt.

Các em nên khám mắt định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa hoặc khi có những biểu hiện: Mỏi mắt, nhức đầu, nhìn xa (khoảng cách 5m) không rõ, nhìn chữ mờ, hay nheo mắt, che một mắt để nhìn, cúi đầu sát xuống cuốn sách hay bàn học khi đọc hoặc viết, chớp hay dụi mắt một cách không bình thường.

Lưu ý cho học sinh
- Không  nằm, quỳ khi đọc sách hoặc viết bài.
- Khi xem tivi phải ngồi cách xa màn hình tối thiểu 2,5m, ánh sáng phòng phù hợp. - Thời gian xem cần ngắt quãng, mỗi lần xem không quá 45-60 phút.
- Không nên dụi mắt nhiều, vì rất dễ bị nhiễm trùng nếu tay không sạch.
- Không nên ăn quá nhiều đường bởi khi cơ thể hấp thu quá nhiều sẽ khiến cho hàm lượng vitamin B1 giảm, lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới lượng vitamin cung cấp cho thần kinh thị giác. 
(TS.BS Trịnh Thị Bích Ngọc - PGĐ Bệnh viện Mắt Hà Nội)

Cách bài trí đèn bàn học đúng cách




Không nên đặt bàn học hướng ra cửa, như thế gọi là 'phạm môn xung sát'.

Trong một căn phòng nhỏ, bài trí phòng học cho con không phải là chuyện đơn giản, tuy nhiên theo phong thủy, phòng quá lớn để bài trí làm phòng học cũng không hẳn tốt. Theo nguyên lý tụ khí (tích tụ vận khí tốt) trong phong thủy học, một phòng học có diện tích vừa phải sẽ dễ tụ khí hơn, mang lại nhiều may mắn và thuận lợi trong con đường sự nghiệp cho người học.


Màu sắc trong phòng, nơi bày bàn học của bé:
Những sắc màu thuộc hành Hỏa nên tránh, bởi màu đỏ của hành hỏa sẽ làm ức chế, có thể khiến con bạn bị mất tập trung, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý khi sử dụng căn phòng.
Màu lục hoặc màu trắng, vàng nhạt sẽ tốt hơn bởi nó kích thích sự sáng tạo và ham học hỏi.

Cách đặt bàn học:
Theo phong thủy, bất kể đặt bàn học hay bàn làm việc, cũng đều phải có thể núi để tựa vào, như vậy trong học tập sẽ thuận lợi, học cao kết quả tốt, trong công việc sẽ thăng tiến nhanh.
- Không nên đặt bàn học (hoặc bàn làm việc) giữa phòng, bởi vị trí trung tâm không có một điểm tựa nào dẫn đến cô lập, không được nâng đỡ về tinh thần, thiếu tỉnh táo, bất an, dễ mắc sai lầm, học tập kém.
- Không được đặt bàn mà khi ngồi, con bạn có thể nhìn thấy cửa ra vào, bởi vì đây được phong thủy gọi là “phạm môn xung sát”, tư tưởng luôn bị phân tán, trì trệ, học tập kém, ngoài ra con bạn còn dễ mắc bệnh về đường hô hấp.
- Không được đặt bàn dựa vào cửa sổ, hoặc đặt bàn phía sau lưng là cửa ra vào như vậy học tập không đạt kết quả cao, thi cử kém may mắn.
- Không được để đặt bàn phía dưới xà ngang vì khi bị xà ngang đè đầu sẽ dẫn tới việc người ngồi dưới bị mệt mỏi, đau đầu, dễ làm bài sai.
- Không nên để ánh sáng chiếu thẳng xuống đỉnh đầu, vì ánh sáng kiểu này dễ ảnh hưởng tới thị giác của con bạn.
- Không nên để điều hòa ngay trên đầu, hơi lạnh sẽ khiến con bạn mất tập trung và dễ đau đầu.
- Không nên kê bàn học sát ngay bên cửa ra vào và trên đầu không nên có tủ treo.
- Không đặt bàn học vào vị trí giữa cửa sổ và cửa ra vào nếu căn phòng bạn định dùng có hai cửa này cạnh nhau.
- Không nên kê bàn trước một tấm gương lớn, con bạn ngồi quay lưng vào gương, gây cảm giác bất an.
- Giá sách kệ sách, không nên thiết kế hình nhọn, tam giác có ảnh hưởng xấu tới người bị góc nhọn chĩa vào.
- Không treo tranh ảnh có hình mũi tên hay vật thể nhọn dễ gây ức chế, và tâm lý không thoải mái.
- Nếu góc học tập chỉ có thể bố trí ở góc căn phòng thì khắc phục bằng cách treo một chiếc chuông gió để hấp thụ sinh khí trời đất, xua đi sự tích tụ của âm khí.

Ngoài ra để tăng thêm hiệu quả, đặt thêm những vật khí phong thủy lên bàn học hay trang trí trong phòng nơi con bạn học tập:
- Treo những bức tranh nghệ thuật ngộ nghĩnh để con bạn luôn cảm thấy vui vẻ. Những bức tranh màu sắc buồn, trừu tượng sẽ ảnh hưởng không tốt. Khung tranh nên mang yếu tố hành kim làm bằng kim loại, màu trắng bạc, hoặc xám.
- Bày sách và kệ sách để kích thích tinh thần học hỏi.
- Đặt bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu ở hướng Bắc, Đông Bắc hoặc phía Tây căn phòng, sẽ kích thích tư duy để con bạn nhìn cuộc sống rộng mở hơn.
- Nếu phòng nhỏ, bạn nên thiết kế bàn học đơn giản, kèm với giường tầng để con bạn có thể học, chơi, thoải mái cùng một không gian đó.
- Nếu bạn không dùng giường và bạn học kết hợp (một thiết kế tiện dụng tiết kiệm không gian) thì bạn nên dùng bàn học, giường có nhiều ngăn kéo để tránh bừa bộn.
- Đồ điện tử không nên bày nhiều bởi nó ảnh hưởng tới sự yên tĩnh, tập trung. Hơn nữa bức xạ từ đồ điện tử gây đau đầu, tổn hại đến tinh thần.
- Treo nhiều ảnh nhà khoa học để con bạn chịu ảnh hưởng về tư duy.
- Cố gắng bài trí sách vở gọn gàng nhất có thể, bởi vì nếu bừa bộn sẽ khiến nộ khí phát tiết, nóng giận sẽ ảnh hưởng tới tinh thần học tập.
- Trồng cây xanh trong phòng sẽ mang đến không khí trong lành, nhưng tránh trồng những loại cây như cây mây, cây song vì nó luôn có cảm giác ẩm ướt, không tốt cho con bạn học tập. Những loại cây có lá to, có gai hoặc cây trúc lại rất tốt để bài trí.

Trên bàn học nên để những vật cát tường tăng sinh khí, giúp con bạn mạnh khỏe, minh mẫn, học tập tốt hơn.
- Để cột thủy tinh, cầu thạch anh trên bàn học sẽ ngưng tụ năng lượng vào một điểm, làm tăng cường khả năng tư duy.
- Tháp Văn Xương (hoặc hình những chiếc tháp bằng gỗ, thủy tinh…) có lợi cho học hành, nâng cao trình độ.

Trong nhà bạn, tại cung học thức (thuộc khu vực Đông Bắc, hành Thổ) bạn nên trưng bày những đồ vật tương hợp với hành Thổ như đồ làm bằng sứ, đất sét hoặc thạch cao. Nên thắp đèn sáng với ánh sáng vàng bởi vì đèn tượng trưng cho trí tuệ.

Những lưu ý khi sử dụng đèn bàn học chống cận





Việc cận thị với các bé càng ngày càng tăng, mà nguyên nhân tác động lớn đến đôi mắt của bé là do ánh sáng từ đèn bàn học Nên việc chọn và sử dụng đèn bàn học giúp bảo vệ thị lực lực cho con mình luôn là nỗi băn khoăn của các bậc phụ huynh. Hôm nay, denchongcan sẽ chia sẻ đến bạn đọc những lưu ý khi sử dụng đèn chống cận.
Sử dụng đúng loại đèn bàn cho các bé
Đèn bàn học cho trẻ em phải có độ cao thường từ 40 đến 50 cm. Ngoài ra, đèn bàn có thể điều chỉnh cần đèn linh hoạt để phù hợp nhất với mắt trẻ, tránh mỏi mắt hay cận thị. Vì mắt trẻ em có khả năng tiếp nhận ánh sáng tốt hơn mắt người trưởng thành nên bạn không nên sử dụng bóng đèn phát sáng quá mạnh. Những bóng đèn LED có công suất 1U-5W-5000K, hiệu suất phát quang 50-60lm/W là những bóng đèn cho ánh sáng phù hợp với mắt trẻ nhất.
Ngoài ra, đèn bàn cho trẻ em nên được thiết kế chắc chắn, hạn chế bị xô đẩy hay xộc xệch khi sử dụng. Hiện nay, có nhiều loại bàn học có gắn sẵn đèn bàn, bạn có thể lựa chọn cho con mình. Phần chụp đèn cần thiết kế hợp lý để không hắt quá nhiều ánh sáng trực tiếp đến mắt trẻ đồng thời, vẫn cho khoảng sáng vừa đủ tạo không gian thoải mái khi học.

Không nên quá phụ thuộc vào các loại đèn bàn chống cận thị
Hiện nay, có nhiều sản phẩm đèn bàn được giới thiệu có khả năng chống cận thị. Nhiều bậc phụ huynh không ngại bỏ ra số tiền lớn để mua cho con mình mà không để ý quá nhiều đến thông số kỹ thuật của đèn. Thực tế, đèn bàn bảo vệ thị lực hay còn gọi là đèn chống cận thị là những chiếc đèn bàn cho chất lượng ánh sáng đảm bảo, tạo ra môi trường ánh sáng tiện nghi nhất, ít làm ảnh hưởng đến đôi mắt trong quá trình học tập. Chứ không có nghĩa, nó có khả năng chống lại mọi tác nhân gây cận thị. Nếu sử dụng quá lâu với cường độ ánh sáng quá mạnh vẫn sẽ gây mỏi mắt, lâu dài vẫn có thể dẫn đến cận thị.
Vì vậy, hãy nên tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì ánh sáng đèn, đây là nguồn ánh sáng tốt nhất cho đôi mắt. Thêm vào đó, không đọc sách hay học tập, làm việc quá lâu sẽ khiến mắt phải điều tiết liên tục gây hại cho đôi mắt.

Điều chỉnh các khớp xoay
Nhiều sản phẩm đèn chiếu sáng có thiết kế các khớp xoay để thể dễ dàng điều chỉnh theo nhiều góc độ giúp đèn đáp ứng linh hoạt và phù hợp với nhu cầu của người dùng. Tuy nhiên, bạn cần nhẹ nhàng khi thao tác, không nên xoay quá mạnh hoặc xoay quá độ mở tối đa của khớp sẽ làm hỏng đèn.

Không lắp đèn ở nơi ẩm ướt
Khi lắp bóng đèn có đui rời, đui xoay, bạn cần nắm vào phần đế nhựa, kim loại cách điện của bóng để vặn vào, không nắm vào phần bóng. Không nên lắp đặt bóng đèn các loại những nơi ẩm ướt, sẽ làm hư các tụ, mạch điện ở đui bóng. Nếu phải lắp bóng ở những nơi dễ ẩm ướt, hãy chọn loại bóng đèn có khả năng chống ẩm, chuyên dụng trong môi trường ẩm ướt được thiết kế kèm đui kín chống ẩm.

Vệ sinh đèn định kỳ
Trong khi sử dụng, đèn bàn sẽ không tránh khỏi bị bụi bẩn. Khi vệ sinh đèn, bạn chỉ cần dùng một miếng vải khô mềm để lau, nhớ rút ổ cắm điện của đèn khi vệ sinh để tránh khỏi những rủi ro ngoài ý muốn. Việc vệ sinh bóng đèn thường xuyên sẽ giúp nguồn ánh sáng luôn đảm bảo, đồng thời tăng tuổi thọ bóng đèn.
Bên cạnh đó, nếu dùng đèn bàn để trang trí trong nhà, bạn không nên để đèn bàn gần các nguồn nhiệt như máy sưởi, bếp hoặc các thiết bị khác phát sinh nhiệt. Không nên tự ý tháo lắp đèn, có thể dẫn đến hỏng hóc ngoài ý muốn và sẽ không được bảo hành. Tránh để đèn bàn ở những nơi rung, lắc, bẩn bụi có thể làm giảm thời gian sử dụng của đèn. Tránh để đèn rơi và va đập vào các vật nặng.

Đèn LED có thật sự chống cận thị?

Lứa trẻ ngày nay, nhất là các bé ở thành thì tỷ lệ cận thị ngày càng tăng. Trước vấn đề đó, các nhà sản xuất đã tạo thêm chức năng chống cận cho đèn bàn học. Nhưng thực tế, các loại đèn này có chống được cận thị như quảng cáo hay không?





Cứ led là… chống cận thị? 

Tại các cửa hàng bán thiết bị điện, đồ dùng học tập trên các phố Ngọc Lâm (quận Long Biên), Nguyễn Công Trứ (quận Hai Bà Trưng), Cầu Giấy (quận Cầu Giấy) Hà Nội, đa số các loại đèn bàn đều được gắn nhãn “Đèn bảo vệ mắt”, “Đèn chống cận thị”... với giá cả dao động từ vài trăm nghìn đến hơn 1 triệu đồng/chiếc. Đáng nói, một số loại đèn bàn bảo vệ mắt giá rẻ còn mập mờ về nguồn gốc xuất xứ. Đèn gắn nhãn Made in Viet Nam nhưng khi khách hàng hỏi do công ty nào sản xuất thì người bán không biết, chỉ khẳng định là hàng Việt. Còn các sản phẩm có thương hiệu như Lioa, Rạng Đông, Kangaroo... giá lại khá cao.

Khi giới thiệu với khách hàng về chức năng đèn bảo vệ thị lực, người bán cũng không hiểu tính năng của đèn chống cận. Trả lời câu hỏi về sự khác biệt cơ bản giữa đèn chống cận với đèn thông thường là gì, chị Lê Cẩm Nhung - Chủ một cửa hàng thiết bị điện trên phố Ngọc Lâm trả lời một cách tỉnh queo, đèn chống cận thị là đèn sử dụng bóng đèn led! Đèn càng đắt, khả năng chống cận càng tốt (!?)...

Giữa một “rừng” các loại đèn bàn chống cận thị đa dạng về chủng loại và giá cả, hầu hết khách hàng đều mua theo tâm lý “ăn may”. Vừa mua chiếc đèn bàn chống cận của Việt Nam với giá gần 700.000 đồng, chị Nguyễn Thị Thúy (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho hay, hiện nay tỉ lệ học sinh bị cận thị quá nhiều, không mua cho con thì không yên tâm. Nhưng đi mấy cửa hàng, thấy đèn học nào cũng có nhãn bảo vệ thị lực, nên chẳng biết chọn loại nào. “Thôi thì đầu tư cái đắt, mong là “tiền nào của nấy” - chị Thúy chia sẻ.

Không có đèn chống cận thị

Theo các chuyên gia, không có loại đèn nào có thể chống được cận thị, mà chỉ có loại đèn cho ánh sáng tốt, phù hợp với mắt. Đèn phải đảm bảo màu sắc ánh sáng, độ chiếu sáng, nhiệt độ và khoảng cách đèn với mặt bàn...

Bác sĩ Vũ Thị Thanh - Giám đốc Bệnh viện mắt Hà Nội cho biết, cận thị là do rất nhiều nguyên nhân như: Ánh sáng, khoảng cách từ mắt đến bàn học, chế độ dinh dưỡng, xem tivi, chơi điện tử quá nhiều, yếu tố di truyền… Chiếu sáng tốt sẽ góp phần quan trọng vào việc đề phòng cận thị chứ không thể chống được cận thị và trên thực tế cũng không có loại đèn nào có thể chống được cận thị.

“Một đèn bàn tốt là đèn không nháy, không lóa, tạo được ánh sáng để mắt đọc được sách một cách thoải mái nhất, không phải điều tiết quá nhiều, qua đó bảo vệ thị lực cho người sử dụng…”, bác sĩ Thanh cho hay.

Một vài thông số chọn đèn bàn bảo vệ mắt:

- Đèn có độ cao trung bình từ 40 cm - 50 cm.
- Cường độ sáng lớn hơn 500 lux.
- Ánh sáng phải ổn định: Không nháy, không lóa khiến mắt phải điều tiết quá nhiều.
- Có thể điều chỉnh độ sáng.
- Nhiệt độ bóng không quá cao.
- Trong quang phổ không được có tia tử ngoại và hồng ngoại.
- Tuổi thọ cao: Không suy giảm chất lượng ánh sáng theo thời gian.
- Nên chọn những bóng đèn từ những nhà sản xuất uy tín và có thông số kỹ thuật cụ thể được lưu trên vỏ hộp.

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018

6 quy tắc chung để chọn đèn bàn học cho bé


Giữa một loạt các loại đèn, đủ mọi màu sắc, hình dáng, mẫu mã, chủng loại, trên thị trường hiện nay, nên chọn đèn ánh sáng vàng hay ánh sáng trắng, chọn bóng đèn sợt đốt, đèn Compact, đèn Halogen hay đèn Led… để bảo vệ thị lực cho con luôn là băn khoăn của các bậc phụ huynh.
Đèn bàn học là một đồ dùng học tập không thể không có đối với mỗi cô, cậu học sinh. Một chiếc đèn chất lượng tốt và phù hợp sẽ bảo vệ cho mắt các bạn ý không bị chói, lóa, mỏi mắt khi ngồi học. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại đèn không giống nhau, với các mức giá từ 50.000 đồng cho đến cả triệu đồng. Nên chọn đèn học như thế nào cho phù hợp với con yêu của mình luôn là nỗi băn khoăn với người làm cha mẹ.

Theo tư vấn của các chuyên gia, bác sĩ về mắt, một chiếc đèn tốt, phục vụ cho việc học tập của các bé nên có đầy đủ các tiêu chí: ánh sáng không được nhấp nháy và chói lóa giúp cho đôi mắt của  bé không phải điều tiết nhiều, ổn định trong khoảng thời gian học tập mỗi ngày, có nguồn sáng phân bố đều, ổn định theo thời gian và không tiết ra các chất gây độc hại với môi trường xung quanh.

Nên khi bạn lựa chọn loại đèn học nào, cũng cần nhớ 6 quy tắc chung dưới đây:

Chiều cao của đèn

Với các loại đèn để trên bàn học của trẻ nhỏ, nên chọn loại đèn có chiều cao từ 40 – 50cm. Đây là độ cao phù hợp với trẻ nhỏ, giúp cho ánh sáng được tỏa đều khắp bàn học của các bé.
 

Công suất đèn

Công suất đèn tác động lớn trong việc bảo vệ mắt cho trẻ nhỏ. Khi lựa đèn có công suất không phù hợp, quá yếu hoặc quá mạnh đều khiến cho mắt bé phải điều tiết nhiều, gây khô nhức, mỏi mắt. Vì vậy, khi chọn đèn bàn học là loại lắp bóng đèn LED, nên chọn loại có công suất dưới 13W, hoặc chọn bóng đèn công suất dưới 50W nếu là loại bóng đèn sợi đốt.

Chọn thân và chụp đèn linh hoạt

Những loại đèn có thân đèn (còn gọi là cần đèn) có thể điều chỉnh linh hoạt, xoay được các phía giúp học sinh có thể điều chỉnh phù hợp với nhiều không gian học khác nhau. Phần chụp đèn tốt là phần được thiết kế không để ánh sáng hắt quá nhiều, đồng thời cũng không che khuất nhiều ánh sáng gây tối khi sử dụng. Bạn nên yêu cầu người bán bật thử để kiểm tra thực tế phần này.



Nên chọn loại đèn gắn chặt vào bàn học

Ngoài ra, khi mua đèn, cần chọn loại có thiết kế chắc chắn. Học sinh lứa tuổi từ tiểu học đến cấp 3 thường hiếu động, vì vậy, nên chọn những loại đèn có thể gắn chặt vào bàn học, để đảm bảo đèn không bị rơi, vỡ khi bé chạy nhảy, làm rơi xuống đất.


Chọn loại ánh sáng



Ánh sàng đèn cũng gây tác động đến tâm lý của người sử dụng

Các loại đèn bàn học thường có ánh sáng vàng hoặc ánh sáng trắng. Có nhiều ý kiến không giống nhau khi chọn ánh sáng đèn, nhưng thực tế, cả 2 loại ánh sáng này đều không gây hại cho mắt. Tuy nhiên, hai loại ánh sáng này lại có tác động không giống nhau đến tâm lý người sử dụng. Nếu muốn mang lại cho bé cảm giác mát mẻ, tỉnh táo khi ngồi vào bàn học, bạn chọn loại đèn có ánh sáng trắng. Đèn ánh sáng vàng mang đến cảm giác gần gũi, ấm áp và thân thiện.

Chọn đèn phù hợp với sở thích của người dùng

Một chiếc đèn có màu sắc, mẫu mã đúng với mong muốn của bé cũng là một trong những động lực để bé hứng thú hơn trong học tập. Nên ngoài việc lựa chọn loại đèn đáp ứng các tiêu chuẩn về chiều cao, ánh sáng… bạn cũng cần chú ý đến sở thích của bé. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại đèn được gắn thêm đồng hồ, các nhân vật hoạt hình trong phim, hay có thiết kế theo hình khối... để bạn lựa chọn

Lưu ý khi sử dụng đèn học

Khi bé sử dụng đèn học, dù cung cấp đủ ánh sáng, bạn cũng đừng tắt các loại đèn khác trong phòng. Việc chỉ tập trung nguồn sáng tại một vị trí có thể làm bé bị mỏi mắt khi ngồi học trong thời gian dài, và bị lóa khi nhìn từ sáng ra tối và ngược lại. Nên tạo một không gian ánh sáng đồng nhất để mắt bé không phải điều tiết quá nhiều. Đèn bàn học nên đặt cùng phía với bóng đèn tuýp trong nhà, tránh bị sấp bóng.

Với những quy tắc trên, dù bạn chọn loại đèn bình dân hay đèn “xịn”, đèn sản xuất trong nước hay đèn nhập khẩu đều giúp cung cấp nguồn sáng đầy đủ, hợp lý để bé học tập tốt hơn.

Đèn bàn học công suất bao nhiêu W là đủ?


Đèn bàn học thì có rất nhiều loại, đèn sợi đốt, đèn sợi đốt Halogen, đèn Compart, đèn LED. Và tất nhiên, đèn LED sẽ là loại ưu tiên được sử dụng khi lựa chọn đèn chống cận vì những ưu điểm tuyệt vời của nó. Vừa tiết kiệm năng lượng, tuổi thọ cao nhất trong các loại đèn lại thân thiện với môi trường, và hơn hết không có tác nhân gây hai với môi trường.

Đèn bàn học công suất bao nhiêu là đủ?
Đối với trẻ nhỏ khi chọn đèn học với đèn LED chỉ cần từ 3W- 5W là đủ sáng rồi. Với công suất lớn hơn là không nên vì mắt các bé đang còn rất tinh, dùng bóng đèn có độ sáng lớn hơn các bé rất chóng bị mỏi mắt.dùng bóng đèn có độ sáng lớn hơn trẻ rất nhanh bị mỏi mắt.

Chúng ta thường nghe nói là bóng đèn phải chọn loại từ 10W – 12W – 15W thậm chí là 20W mới đủ sáng. Nhưng đó là những bóng đèn LED kém chất lượng. Nhiều đèn LED kém chất lượng thường ghi công suất khá cao từ 9W, 12W, 15W, hay thậm chí là 20W nhưng độ sáng chỉ bằng 3W – 5W của bóng đèn chuẩn chất lượng. Ngoài ra cũng không nên chọn bóng đèn có công suất quá cao vì ánh sáng phát ra quá lớn có thể khiến mắt bé bị chói và điều tiết mắt quá nhiều, điều này vô tình lại có tác dụng ngược. Tương tự như mắt người không thể nhìn trực tiếp vào mặt trời hay ánh sáng của mỏ hàn khi người thợ đang hàn.

Còn với các bé bị cận thị hoặc người cao tuổi mắt bị lão thị thì cần dùng loại 9W, các thông số trên là đối với đèn LED.

Để lựa chọn bóng đèn LED dùng cho học tập thì cần lưu ý tới các chỉ số:
Nhiệt độ màu: nhiệt độ màu nên chọn dải 3800 – 4500k. Là dải ánh sáng vàng tự nhiên theo bảng Kevin.
Quang thông: phải đạt từ 500lumen đến 1000lumen thì mới đủ sáng khi học. (khi quan tâm chỉ số này thì cũng cần để lý thêm là: 1 watt sẽ cho ra bao nhiêu lumen, nên chọn loại bóng đèn phải đạt tối thiểu 90lm/w thì mới đạt. 
Chỉ số hoàn màu: phải đạt tối thiểu là Ra 80 theo yêu cầu của EU, nếu đạt Ra 82, 85 hay thậm chí 90 thì càng tốt.
Độ rọi: phải đạt từ 300lux – 950lux (Độ rọi là đơn vị biểu thị độ sáng tại một điểm, hay còn gọi là quang thông trên diện tích bề mặt mà con người cảm nhận được mạnh hay yếu, có đơn vị đo là lux.)

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chia sẻ với bạn bảng công suất các loại bóng đèn dưới đây để chọn cho phù hợp đối với đèn học:

5 – 12 tuổi
Bàn của trẻ em
 
≤ 40 watt
≤ 20 watt
≤ 9 watt
3 – 5 watt
13 – 24 tuổi
Bàn của thanh thiếu niên
 
≥ 60 watt
≥ 50 watt
≤ 9 watt
≤ 5 watt
25 – 55 tuổi
Nhà văn phòng
 
≥ 60 watt
≥ 50 watt hoặc
Đèn 37 watt IR
≤ 9 watt
5 – 9 watt
50 – 75 tuổi
Nhà văn phòng
 
≥ 100 watt
Đèn ≥ 50 watt IR
≤ 13 watt
5 – 9 watt
Đọc trong giường ngủ
 
3 watt
 
Hãy lựa chọn công suất phù hợp nhất với mục đích cũng như lứa tuổi sử dụng của mình nhé!

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2018

Tiêu chí chọn đèn LED


LED đang ngày càng trở nên phổ biến và nhận được sự tin dùng từ người tiêu dùng Việt Nam. Với những đặc điểm như độ sáng cao, ít tỏa nhiệt, bền bỉ, ánh sáng chân thực, không nhấp nháy ứng dụng của LED trong chiếc đèn bàn LED được đặc biệt quan tâm do nhu cầu bảo vệ thị lực học đường tăng cao khi tỷ lệ mắc các bệnh về mắt của học sinh Việt Nam phát triển một cách đáng báo động.


1. Tiêu chuẩn về chiếu sáng cho học tập và làm việc:

Hiện tại ở Việt Nam tiêu chuẩn dùng cho việc đọc sách và học tập là từ 350 đến 400 lux (Lux: đơn vị đo độ rọi – Độ sáng trên mặt làm việc của ánh sáng). Độ cao tiêu chuẩn của đèn bàn dành cho làm việc là mặt phát sáng cách mặt bàn 40 cm. Với tiêu chuẩn này khi áp dụng công nghệ LED cần một nguồn sáng có công suất tương ứng là từ 5W đến 10W.

2. Tiêu chuẩn về đèn bàn LED

+ Ánh sáng đạt chuẩn, có nhiều mức chiếu sáng:

Đây là yếu tố rất quan trọng mà người tiêu dùng hay mắc phải sai lầm khi mua đèn bàn. Mặt bàn học tập và làm việc cần đủ ánh sáng, nếu thiếu ánh sáng mắt sẽ cần độ tập trung cao, gây căng thẳng trong học tập và làm việc, do vậy không nên mua các đèn bàn có độ sáng quá thấp so với tiêu chuẩn. Ngoài ra,cảm nhận ánh sáng đối với mắt người không giống nhau. VD: người trưởng thành thông thường có khả năng cảm nhận ánh sáng kém hơn mắt trẻ con; việc đeo kính thường cản 20% ánh sáng vào mắt… Chính vì vậy, đèn có nhiều mức chiếu sáng khác nhau sẽ đáp ứng tốt nhất tùy theo tình trạng của mắt người sử dụng.

+ Ánh sáng gần với ánh sáng tự nhiên nhất:

Bạn hãy chú ý chọn loại đèn có CRI (chỉ số hoàn trả màu) cao. Nếu lấy ánh sáng tự nhiên là 100, thì CRI có chỉ số từ 0 đến 100, CRI càng cao thì ánh sáng càng gần ánh sáng tự nhiên nhất. Bóng Huỳnh Quang Compact trên thị trường thường có CRI khoảng 65-70, bóng đèn LED có CRI từ 70-95.



+ Không nhấp nháy:

Tất cả các bóng đèn compact, huỳnh quang đều nhấp nháy ở tần số cao mắt không nhìn thấy được nhưng vẫn luôn điều tiết theo và khiến mắt bị mỏi nếu hoạt động lâu với ánh sáng này. Trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều đèn LED và cả đèn bàn LED do kém chất lượng vẫn nhấp nháy như đèn compact (bản chất công nghệ LED mang lại ánh sáng liên tục và không nhấp nháy), người tiêu dùng hãy thật lưu ý chọn lựa trước khi mua. Các bạn có thể tự kiểm tra bằng cách dùng camera của điện thoại quay trực tiếp vào nguồn sáng xem có bị nhấp nháy không, đèn bị nhấp nháy là có các vệt sáng tối đan xen, còn đèn có ánh sáng liên tục sẽ không xuất hiện hiện tượng này.

+ Giảm chói và hạn chế ánh sáng chiếu trực tiếp vào mắt

Mắt người nhìn nhận được sự vật là do ánh sáng chiếu vào sự vật sau đó phản xạ mang thông tin hình ảnh vào mắt người vì vậy ánh sáng chiếu trực tiếp vào mắt không giúp ích cho việc nhìn mà thường gây chói và làm mỏi mắt. LED có một yếu điểm khi làm đèn bàn là hiện tượng chói do bản chất ánh sáng LED phát đi từ điểm phát sáng. Vì vậy một đèn bàn LED tốt nhất thiết cần phải chú ý đến việc tản sáng vừa giúp ánh sáng tỏa rộng, vừa hạn chế việc chói sáng gây nhức mỏi mắt. Khi chọn đèn bàn không nên sử dụng các loại đèn có nguồn sáng tập trung tại 1 điểm các dòng đèn này sẽ cho vùng chiếu sáng bé, thường sáng ở vùng tâm đèn, và sẽ gây chói khi nhìn vào đèn hoặc để thông qua một đồ vật như hộp bút có khả năng phản quang.

+ Có khả năng điều chỉnh góc độ và tạo được bề mặt chiếu sáng rộng

Mỗi cá nhân có cách lựa chọn khu vực làm việc với các yếu tố: độ cao, rộng, khuôn bàn học, làm việc khác nhau. Đèn bàn cần có khả năng điều chỉnh góc độ linh hoạt để đáp ứng phù hợp với mọi khu vực làm việc. Bề mặt chiếu sáng rộng giúp không gian làm việc thoải mái không gò bó, thiếu sáng

+ Màu sắc ánh sáng

Người tiêu dùng hay nhầm lẫn khi cho rằng ánh sáng vàng tốt hơn ánh sáng trắng trong học tập. Thực chất, màu sắc ánh sáng không ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt nhưng có tác động vào cảm nhận của con người. Ánh sáng vàng cho cảm giác ấm cúng, gần gũi; trong khi đó ánh sáng trắng cho cảm giác tỉnh táo tươi mới. Sử dụng màu sắc ánh sáng hợp lý mang lại sự hiệu quả cho công việc và học tập.

Ánh sáng xanh - Lợi ích đi kèm tác hại


Ánh sáng xanh hiện đang sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày do những tiện ích mà chúng mang lại. Tuy nhiên, ánh sáng xanh cũng tạo ra rất nhiều tác hại nghiêm trọng đặc biệt là đối với đôi mắt.

Để bảo vệ mắt một cách hiệu quả thì đều phải có sự hiểu hiết về các loại ánh sáng mà chúng ta đang dùng hàng ngày denchongcan tìm hiểu những tiện ích cũng như tác hại của ánh sáng xanh - loại ánh sáng phổ biến nhất đối với chúng ta hiện nay.

Ánh sáng xanh có từ đâu?

Mặt trời là nguồn sáng chính chứa ánh sáng xanh. Ở ngoài trời cả ngày là lúc chúng ta tiếp xúc với ánh sáng xanh nhiều nhất. Tuy nhiên, khi không còn ánh sáng mặt trời, các thiết bị do con người tạo ra cũng không ngừng phát ra tia sáng xanh như: đèn huỳnh quang, đèn led, màn hình máy tính, điện thoại, tivi màn hình phẳng…Đây đều là những thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta
Lượng ánh sáng xanh phát ra bởi các thiết bị nhân tạo không đáng kể so lượng ánh xanh có trong bức xạ mặt trời. Tuy nhiên, do thời gian và khoảng cách tiếp xúc với những thiết bị này lại rất nhiều và gần hơn so với ánh sáng mặt trời, vì vậy chúng có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

Tác dụng của ánh sáng xanh trong đời sống hiện nay
Qua các nghiên cứu lâm sàng cho thấy ánh sáng xanh giúp cân bằng chu kỳ sinh học trong cơ thể (phụ thuộc vào thời điểm tiếp xúc ánh sáng xanh trong ngày). Nếu tiếp xúc vào ban ngày có thể giúp duy trì chu kỳ sinh học, còn nếu tiếp xúc nhiều vào ban đêm sẽ phá vỡ chu kì sinh học do ánh sáng xanh gây mất ngủ. Hiện nay chúng còn được sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị những bệnh tâm lý.

Ngoài ra, hiện nay ánh sáng xanh còn được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực thẩm mỹ, làm đẹp trong việc điều trị mụn trứng cá vô cùng hiệu quả và đơn giản.


Bên cạnh đó, ánh sáng xanh còn là giải pháp có những vấn đề  về môi trường, đáp ứng nhu cầu thắp sáng tiết kiệm năng lượng. Ví dụ như: đèn led và đen huỳnh quang tiết kiệm năng lượng hơn những bóng đèn sợi tóc,

Những tác hại của ánh sáng xanh đối với sức khỏe con người
Giác mạc được đặt ở trước mắt có tác dụng bảo vệ màng mắt, đồng thử và khoang trước của mắt. Ánh sáng đi qua giác mạc vào đồng tử trước khi thủy tinh thể kết tụ nó trong võng mạc. Ánh sáng xanh mang nhiều năng lượng dài hẹp 415 – 455nm khiến gây hại nhiều cho mắt, đặc biệt là thủy tinh tế và võng mạc. Những dải xanh của quang phổ có nhiều năng lượng, có thể đi thẳng qua giác mạc vào bên trong võng mạc gây nên những bệnh như: cận thị, thoái hóa điểm vàng. Bên cạnh đó, tác hại ánh sáng xanh còn có gây mỏi mắt, đau đầu, rối loạn giấc ngủ. Đặc biệt đối với trẻ em, mắt chưa phát triển hoàn thiện có thể tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng.

Hiện nay, hội chứng thị giác màn hình là một trong những bệnh phổ biến liên quan tới nghề nghiệp. Hội chứng thị giác màn hình gồm: căng mắt, khô mắt, nhìn mờ…và những biểu hiện khác như: đau đầu, mệt mỏi, đau cổ, khó tập trung. Đây chính là tác hại của màn hình điện thoại, máy tính khi quá tập trung quá độ. Chớp mắt trong quá trình làm việc trước màn hình máy tính là cách chống mỏi mắt, cách làm giảm mỏi mắt hiệu quả.
Ngoài việc ảnh hưởng tới thị giác, tác hại của ánh sáng xanh còn có tác động tới giấc ngủ của bạn. Bởi ánh sáng xanh phát ra từ màn hình máy tính làm trì hoãn hoặc làm ngưng quá trình giải phóng melatonin trong cơ thể. Melatonin là hooc- môn giúp tác dụng điều hòa giấc ngủ. Nếu thiếu melatonin vào tuổi tối sẽ gia tăng sự tỉnh táo và bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.

Ánh sáng xanh mất ngủ gây nên sự thay đổi nhịp đồng hồ sinh học bên trong cơ thể là tác động tiêu cực tới con người, đặc biệt là đối với giới trẻ, họ thường xuyên thiếu ngủ vào ban đêm.


Tính chất vật lý của đèn huỳnh quanh là không thể thay đổi nhưng có thể thiết kế lớp phủ bên ngoài của chúng để làm giảm lượng ánh sáng xanh. Những chiếc đèn led tạo ra ánh sáng xanh tương tự như bóng đèn huỳnh quanh nhưng chúng lại có hiệu suất cao hơn. Vì vậy, nên ưu tiên sử dụng đèn led hơn đèn huỳnh quang.

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2018

Làm Thế Nào Để Phân Biệt Ánh Sáng Vàng Và Ánh Sáng Trắng



Bạn đang muốn thay thế đèn sợi đốt, đèn halogen cũ bằng đèn led và bạn cần chọn màu ánh sáng của đèn nhưng bạn chưa quen với công nghệ led, không biết các thuật ngữ 3000K, 4000K,... là như thế nào và không biết nên lựa chọn ánh sáng vàng hay ánh sáng trắng? Nội dung bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về sự khác nhau giữa ánh sáng trắng và ánh sáng vàng cũng như các khu vực lý tưởng để ứng dụng.

Các yếu tố tạo nên sự khác nhau giữa ánh sáng trắng và ánh sáng vàng.
Màu led 
Về mặt kỹ thuật, các chip led có thể được tạo ra để phát ra một màu ánh sáng cụ thể và từ phổ ánh sáng màu đỏ, xanh dương, vàng và trắng tinh khiết. Đây là lý do tại sao công nghệ Led được áp dụng cho các ứng dụng khác nhau. Các thuật ngữ màu trắng ấm và màu trắng mát là các tham chiếu đến sự kết thúc thấp và cao của phổ màu trắng ánh sáng.
- Ánh sáng vàng (trắng ấm) - là sự hoàn hảo cho việc tạo ra bầu không khí ấm cúng trong những khu vực bạn muốn thư giãn với bạn bè và gia đình. Hầu hết mọi người chọn màu này cho phòng khách, phòng ngủ hoặc phòng ăn của họ, nơi tất cả mọi người tụ tập lại với nhau.
- Ánh sáng trắng (trắng mát) - bổ sung cho lối trang trí đương đại và hiện đại vì nó tạo ra một ánh sáng rực rỡ tươi sáng. Nó sáng hơn và tập trung hơn, làm cho nó trở thành một lựa chọn phổ biến để sử dụng trong phòng tắm và nhà bếp, phòng khách,...
Độ Kelvin
Nhiệt độ màu của đèn led được đo bằng thang Kelvin và được biểu diễn bằng số, sau đó là chữ "K". Số Kelvin thấp hơn có nghĩa là ánh sáng sẽ có màu vàng; số Kelvin cao có nghĩa là ánh sáng trắng hơn. Các nhà sản xuất và các nhà bán lẻ có thể khác nhau về định nghĩa của họ về các tiêu đề về phạm vi ánh sáng, nhưng thường là:
Trắng ấm là khoảng 2700K đến 3500K.
Màu trắng tự nhiên khoảng 4000K đến 4500K.
Trắng lạnh khoảng 5000K đến 6500K.
Nên lựa chọn màu ánh sáng nào?

Nên lựa chọn màu ánh sáng nào?
 Không có quy tắc - lựa chọn là về sở thích cá nhân và yêu cầu sử dụng. Nếu bạn thích màu vàng nhạt truyền thống của một chiếc đèn thông thường, thích tạo một không ấm cúng thì màu trắng ấm (2700-3000K) sẽ là sự lựa chọn lý tưởng, đây là lựa chọn phổ biến nhất cho ngôi nhà. Nếu bạn thích cảm giác tươi sáng hơn, muốn tạo một không gian hiện đại, sang trọng thì màu trắng mát (4000K +) là lựa chọn hoàn hảo. Ánh sáng trắng mát có chứa nhiều ánh sáng xanh và trông sáng hơn (đây là lý do tại sao các bóng đèn trắng mát có lượng lumen cao hơn khi so sánh với bóng đèn trắng tương đương).

Chọn nhiệt độ màu thích hợp cho các khu vực
 Dưới đây là một số khu vực phổ biến có thể sử dụng các màu khác nhau:
Ánh sáng vàng: phòng khách, phòng ngủ, hành lang...
Ánh sáng trắng trung tính: nhà bếp, phòng học, phòng tắm, tủ, văn phòng, cửa hàng bán lẻ...
Ánh sáng mát: Cửa hàng bán lẻ, trung tâm thương mại, nghệ thuật...

Trong các ứng dụng thương mại, chọn đúng nhiệt độ màu là rất quan trọng và phụ thuộc vào tâm trạng bạn muốn tạo ra và các sản phẩm bạn đang quảng cáo - ví dụ như bánh nướng và bánh mì nướng có thể trông đẹp hơn, nhìn ngon miệng hơn dưới ánh sáng trắng ấm. Ánh sáng trắng mát không thể làm cho sản phẩm trông hấp dẫn hơn.

Pha trộn và kết hợp màu sắc ánh sáng 
Không có lý do gì có thể ngăn cản bạn kết hợp các mức nhiệt độ màu khác nhau cho căn nhà của mình. Màu trắng ấm áp cho phòng khách; màu trắng lạnh cho bếp nấu, phòng làm việc/học; màu trắng trung tính cho phòng ngủ... Nếu bạn thích màu vàng nhạt truyền thống của các loại đèn chiếu sáng cũ thì ánh sáng trắng ấm (2700-3000K) sẽ là sự lựa chọn lý tưởng. Nếu bạn muốn có một cái nhìn hiện đại, sang trọng và cảm giác tưới sáng thì chọn ánh sáng trắng trung tính (4000K+).
Cũng theo nhiều nghiên cứu, người dân ở các nước ôn đới lạnh giá thường thích đèn led ánh sáng ấm, ngược lại ở các nước nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam thì gia nhà có xu hướng thích chọn ánh sáng trắng lạnh hơn.